19. TÌNH TRẠNG SUY YẾU TRƯỚC PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI, 2023

Chu Khánh Hòa1, Nguyễn Toàn Thắng2, Nguyễn Văn Hoàng1, Lê Minh Quốc1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng suy yếu ở người cao tuổi phẫu thuật khớp háng tại Trung tâm Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được sử dụng. Tổng cộng 104 bệnh nhân được mời vào nghiên cứu là người cao tuổi có chỉ định phẫu thuật khớp háng tại Trung tâm Gây Mê Hồi Sức Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 08 năm 2023. Chỉ số suy yếu trước phẫu thuật được đánh giá. Các thông tin lâm sàng, cận lâm sàng cũng được thu thập.


Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng suy yếu (chỉ số suy yếu ≥ 0,25) trong nghiên cứu của này là 36,5%. Tỷ lệ bệnh nhân suy yếu cao hơn đáng kể ở nhóm >80 tuổi (61,8%), nữ giới (44,6%), có giảm giảm cân không chủ ý (73,3%), có từ 3 bệnh kèm theo trở lên (67,9%), hoạt động hàng ngày hạn chế hoặc phụ thuộc được chẩn đoán suy yếu (50,0%), phụ thuộc khi vận động/di chuyển trước khi gãy xương (54,4%). Bệnh nhân có phân loại ASA III/IV được chẩn đoán suy yếu (61,5%) có tỷ lệ cao hơn đáng kể so với bệnh nhân có phân loại ASA II (21,5%) với p<0,001.


Kết luận: Tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi phẫu thuật khớp háng ở mức cao. Tuổi cao, nữ giới, giảm cân không chủ yếu, phụ thuộc khi vận động và có nhiều bệnh nền là những yếu tố quan trọng liên quan đến tình trạng suy yếu ở nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Linda PF, Catherine MT, Jeremy W et al., Frailty
in older adults: evidence for a phenotype, The
Journals of Gerontology Series A: Biological
Sciences and Medical Sciences, 56(3), 2001, p.
M146-M157.
[2] A. Clegg, J. Young, S. Iliffe et al., Frailty in
elderly people, Lancet, 381(9868), 2013, p. 752-62.
[3] C. A. Brauer, M. Coca-Perraillon, D. M. Cutler
et al., Incidence and mortality of hip fractures in
the United States, Jama, 302(14), 2009, p. 1573-9.
[4] J. C. Mak, I. D. Cameron, L. M. March,
Evidence-based guidelines for the management
of hip fractures in older persons: an update, Med
J Aust, 192(1), 2010, p. 37-41.
[5] M. Bhandari, M. Swiontkowski, Management
of Acute Hip Fracture, N Engl J Med, 377(21),
2017, p. 2053-2062.
[6] R. L. Johnson, M. P. Abdel, R. D. Frank et al.,
Impact of Frailty on Outcomes After Primary and153
Revision Total Hip Arthroplasty, J Arthroplasty,
34(1), 2019, p. 56-64.e5.
[7] X. Song, A. Mitnitski, K. Rockwood, Prevalence
and 10-year outcomes of frailty in older adults
in relation to deficit accumulation, J Am Geriatr
Soc, 58(4), 2010, p. 681-7.
[8] C. M. Gandossi, A. Zambon, G. Oliveri et al.,
Frailty, post-operative delirium and functional
status at discharge in patients with hip fracture,
Int J Geriatr Psychiatry, 36(10), 2021, p. 1524-
1530.
[9] Elizabeth AK, Joseph AN, Stephen LK et al.,
Frailty and short-term outcomes in patients with
hip fracture, Geriatric orthopaedic surgery &
rehabilitation, 6(3), 2015, tr. 209-214.
[10] Z. Ma, J. Wang, T. He et al., Correlation between
preoperative frailty and postoperative delirium
in elderly patients undergoing hip arthroplasty,
Medicine (Baltimore), 102(34),2023, p. e34785.
[11] Lâm Thùy Dương, Cao Đình Hưng, Thân Hà
Ngọc Thể, Ảnh hưởng của suy yếu lên kết cục
lâm sàng ở người cao tuổi trải qua phẫu thuật
thay khớp háng, Tạp chí Y học Việt Nam,
527(1), 2023.
[12] Nguyễn Phương Anh, Đánh giá mức độ suy yếu
ở bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng động mạch
vành cấp, Tim Mạch, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2021.
[13] D. X. Chen, L. Yang, L. Ding et al., Perioperative
outcomes in geriatric patients undergoing
hip fracture surgery with different anesthesia
techniques: A systematic review and metaanalysis,
Medicine (Baltimore), 98(49), 2019, p.e18220.