http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/issue/feed Tạp chí Y học Cộng đồng 2025-01-24T00:00:00+07:00 Vietnam Journal of Community Medicine tapchiyhcd@skcd.vn Open Journal Systems <p>Demo</p> http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1960 1. ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH MỨC ĐỘ ĐỒNG THUẬN GIỮA PHƯƠNG PHÁP LINE PROBE ASSAY VÀ HỆ THỐNG BACTEC MGIT 960 TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TÍNH KHÁNG ISONIAZID VÀ RIFAMPICIN TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG 2025-01-06T14:30:06+07:00 Lê Thị Nguyệt nguyetvsvp@gmail.com Đinh Văn Lượng nguyetvsvp@gmail.com <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Đánh giá và so sánh mức độ đồng thuận của phương pháp Line Probe Assay (LPA) và BACTEC MGIT 960 trong xác định tính kháng Isoniazid (INH) và Rifampicin (RMP).</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả 480 người bệnh nghi lao đến khám tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ 1/1/2023 đến 30/9/2023 có thực hiện đồng thời xét nghiệm xác định tính kháng Isoniazid và Rifampicin bằng phương pháp LPA và BACTEC MGIT 960.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Đối với thuốc INH: 467 người bệnh trên tổng số 480 người bệnh thực hiện đồng thời xác định tính kháng INH bằng 2 phương pháp LPA và BACTEC MGIT 960 do có 13 kết quả xác định tính kháng INH là không xác định bằng phương pháp LPA. Kết quả cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác tương ứng là 97,9%, 99,4% và 98,9% và số lượng không đồng thuận là 5/467 (1,1%). Đối với thuốc RMP: 478 người bệnh trên tổng số 480 người bệnh thực hiện đồng thời xác định tính kháng RMP bằng 2 phương pháp LPA và BACTEC MGIT 960 do có 2 kết quả xác định tính kháng RMP là không xác định bằng phương pháp LPA. Kết quả cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác tương ứng là 94,4%, 98,9% và 98,5%; và số lượng không đồng thuận là 7/478 (1,5%).</p> <p>Đánh giá kết quả không đồng thuận giữa phương pháp LPA và BACTEC MGIT trong xác định tính kháng INH và RMP của 11 trong tổng số 12 chủng có kết quả không đồng thuận, nhận thấy: đối với thuốc INH: 5/5 chủng không đồng thuận được thực hiện các xét nghiệm bổ sung kháng sinh đồ, GTT và Xpert MTB/XDR: 2 mẫu LPA kháng INH, kháng sinh đồ nhạy INH nhưng 1 mẫu nhạy và 1 mẫu kháng khi dùng GTT và Xpert MTB/XDR; 3 mẫu LPA nhạy INH và kháng sinh đồ kháng INH nhưng GTT nhạy INH và Xpert MTB/XDR kháng INH và 2 mẫu kháng khẳng định bằng GTT và Xpert MTB/XD. Đối với xác định tính kháng RMP: 6/7 chủng không đồng thuận được thực hiện các xét nghiệm bổ sung: 5 mẫu LPA kháng RMP, kháng sinh đồ nhạy RMP có 4/5 kháng RMP bằng phương pháp Xpert MTB/RIF và GTT (đột biến kháng ở borderline), 1/5 trường hợp không thu được chủng. 2 mẫu LPA nhạy RMP, kháng sinh đồ kháng RMP, GTT kháng RMP, Xpert MTB/RIF nhạy RMP với đột biến ngoài vùng hotpot 81bp của cả phương pháp LPA và Xpert MTB/RIF</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1962 2. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG MELOXICAM TRONG PHIM MELOXICAM CÓ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO 2025-01-06T14:38:00+07:00 Nguyễn Văn Bạch Bachhvqy@gmail.com Bùi Thị Trà My Bachhvqy@gmail.com Trịnh Nam Trung Bachhvqy@gmail.com Nguyễn Trương Toàn Bachhvqy@gmail.com Nguyễn Thị Hồng Vân Bachhvqy@gmail.com Cao Văn Ánh Bachhvqy@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Thẩm định phương pháp định lượng Meloxicam trong phim Meloxicam có tác dụng chống viêm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Tiến hành định lượng Meloxicam bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với cột sắc ký GRACE Apollo C18 (4,6 × 150 mm, 5 µm), tốc độ dòng 1,0 ml/phút, Detector UV tại bước sóng 354 nm, thể tích tiêm 10 µl, pha động gồm Acetonitril, nước và acid acetic băng tỷ lệ 55:40:5.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Phương pháp bảo đảm tính thích hợp, tính đặc hiệu, khoảng tuyến tính, độ lặp lại và độ đúng theo quy định của ICH.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Phương pháp định lượng bảo đảm các yêu cầu và có thể sử dụng để định lượng Meloxicam trong phim.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1964 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP TĂNG TRIGLYCERID BẰNG INSULIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆT ĐỨC 2025-01-06T15:02:20+07:00 Nguyễn Ngọc Thái ngocthaihs83@gmail.com Hoàng Công Lâm ngocthaihs83@gmail.com Nguyễn Thị Ngọc ngocthaihs83@gmail.com <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bằng insulin trong bệnh nhân viêm tuỵ cấp tăng triglycerid tại Bệnh viện đa khoa Việt Đức 2/2022 – 11/2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 24 bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm tụy cấp tăng triglycerid nhập viện và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu -Bệnh viện đa khoa Việt Đức từ tháng 2/2022 đến tháng 11/2023.</p> <p><strong>Kết quả</strong><strong>: </strong>Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 39,04 ± 9,5 tuổi. Lâm sàng: 100% bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, bụng chướng 91.6%, bí trung đại tiến chiếm 41.6%. Cận lâm sàng: triglyceride máu cao với giá trị trung bình là 23,5±7,9, kết hợp với tăng cholesterol với giá trị trung bình là 14,4±7,1. Nồng độ đường máu cao với giá trị trung bình là 12,1±5,3. Điều trị: 62.5% bệnh nhân phải truyền insulin liều cao (0,1-0,2 UI/kg/h). Thời gian dùng insulin trung bình là 32 ± 17,7 giờ. Đa số bệnh nhân điều trị insulin trong vòng 24 giờ. Kết quả điều trị: không có bệnh nhân tử vong, khỏi là 87,5%.</p> <p><strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> Triệu chứng thường gặp nhất của viêm tụy cấp là đau bụng và tăng triglyceride, glucose máu. Điều trị bằng Insulin liều cao ở những bệnh nhân đái tháo đường. Điều trị kết hợp nhiều phương pháp: tối ưu hoá truyền dịch, kháng sinh, đặt sonde dạ dày.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1965 4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG LAO MÀNG NÃO Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM BỆNH NHIỆT ĐỚI, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 2019-2024 2025-01-06T15:13:14+07:00 Phan Viết Hải phamdemhd@gmail.com Đỗ Thiện Hải phamdemhd@gmail.com Phạm Văn Đếm phamdemhd@gmail.com <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng lao màng não ở trẻ em tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 50 trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán và điều trị lao màng não tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong số 50 trẻ tham gia nghiên cứu, các biểu hiện lâm sàng hay gặp là sốt (94%), ho (42%), buồn nôn/nôn (54%), đau đầu/quấy khóc (48%), rối loạn ý thức (76%), liệt thần kinh sọ (22%). Dịch não tủy: màu sắc trong (50%), vàng chanh và ánh vàng (37,5%), đục (12,5%); protein tăng &gt; 1g/l (60,3%); glucose &lt; 2,2 mmol/l (71,9%); số lượng tế bào trung vị 126 (57-392) tế bào/ml, trong đó số lượng tế bào &gt; 100 chiếm 54,7%, thành phần bạch cầu lympho &gt; 50% chiếm 67,2%. Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng nhẹ, giá trị trung vị là 14,3 G/l, thiếu máu mức độ nhẹ, hemoglobin trung vị là 105 g/l, số lượng tiểu cầu trong giới hạn bình thường. Chỉ số CRP tăng nhẹ, giá trị trung vị 10,4 mg/l. Kết quả cắt lớp vi tính/cộng hưởng từ có 86% bất thường, trong đó giãn não thất (68%), tăng ngấm thuốc màng não (66%), nhồi máu não (14%).</p> <p><strong>Kết luận</strong><strong>: </strong>Đặc điểm lâm sàng của lao màng não ở trẻ em không đặc hiệu. Dịch não tủy thường màu sắc trong, có vài trăm tế bào, trong đó bạch cầu lympho chiếm ưu thế. Số lượng bạch cầu và chỉ số CRP tăng nhẹ, thiếu máu nhẹ nhược sắc và hạ natri máu thường gặp. Giãn não thất và tăng ngấm thuốc màng não là dấu hiệu thường gặp.<strong>&nbsp;&nbsp; </strong></p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1966 5.CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI HORMONE KHÁNG ỐNG MULLER SAU 3 THÁNG MỔ NỘI SOI BÓC NANG LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG TẠI BUỒNG TRỨNG 2025-01-06T15:25:35+07:00 Nguyễn Thị Thu Hà dr.hanguyen.nhog@gmail.com Nguyễn Duy Ánh dr.hanguyen.nhog@gmail.com Nguyễn Đức Hinh dr.hanguyen.nhog@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nhận xét các yếu tố liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone kháng ống Muller (AMH) sau 3 tháng mổ nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 1/2015 đến tháng 10/2026. Đối tượng nghiên cứu là 104 phụ nữ, từ 18-40 tuổi, có nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng trên siêu âm, được chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh, có chỉ định phẫu thuật nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm có tình trạng mãn kinh tại thời điểm phẫu thuật, hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử phẫu thuật buồng trứng, nang lạc nội mạc tử cung kèm bệnh lý buồng trứng khác, rối loạn nội tiết, có thai trong thời gian nghiên cứu và không đồng ý tham gia nghiên cứu. Các thông tin của bệnh nhân, của nang lạc nội mạc tử cung và phẫu thuật được thu thập. Nồng độ AMH được xét nghiệm ở thời điểm trước mổ, sau mổ 3 tháng.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 29. Sau mổ nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng 3 tháng, nồng độ AMH trung bình giảm đáng kể (4,47 ng/ml trước mổ còn 1,96 ng/ml, p &lt; 0,001) với mức độ giảm AMH là 48,7 ± 34,1%. Mức độ giảm AMH nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân &lt; 30 tuổi (55,5% so với 37% ở nhóm &gt; 30 tuổi), nang ở 2 bên buồng trứng (72% so với 40,5% ở nhóm nang 1 bên), kích thước nang lạc nội mạc tử cung &gt; 6 cm khi nang ở 1 bên buồng trứng (52% so với 36,2% ở nang &lt; 6 cm) và nang lạc nội mạc tử cung ở giai đoạn 4 theo rASRM (59,3% so với 39,6% nang giai đoạn 3). Sự thay đổi nồng độ AMH không phụ thuộc vào BMI hay nồng độ CA125 trước mổ.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Các yếu tố liên quan đến giảm nồng độ AMH sau 3 tháng mổ nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng bao gồm phụ nữ trẻ, nang lạc nội mạc tử cung hai bên, kích thước lớn và giai đoạn 4 theo rASRM.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1967 6. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI KHÔNG ĐIỂN HÌNH 2025-01-06T15:38:47+07:00 Hoàng Đức Thái caothibacsi@ump.edu.vn Huỳnh Minh Triều caothibacsi@ump.edu.vn Đỗ Phước Hùng caothibacsi@ump.edu.vn Cao Thỉ caothibacsi@ump.edu.vn <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị gãy xương đùi không điển hình để cung cấp thông tin cho thực hành lâm sàng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Hồi cứu từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2024, gồm các người bệnh được chẩn đoán gãy xương đùi không điển hình và phẫu thuật. Người bệnh được chẩn đoán nếu có ít nhất 4 trong 5 tiêu chí: chấn thương nhẹ, kiểu gãy ngang, gãy hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, ít nát, dày vỏ xương bên. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm gãy xương do khối u, bệnh toàn thân nặng và từ chối tham gia nghiên cứu.</p> <p>Nhân khẩu học, tiền sử dùng thuốc và đặc điểm gãy xương của người bệnh được ghi nhận. Kết quả phẫu thuật được đánh giá bằng X quang ở 3 tháng, 6 tháng và tại lần tái khám cuối cùng. Kết quả chức năng được đo bằng thang điểm CAS.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Nghiên cứu gồm 27 gãy xương đùi không điển hình ở 26 người bệnh, theo dõi trung bình 10,7 tháng. Hầu hết người bệnh là nữ (96,1%), với tuổi trung bình là 69,3. Phần lớn (73,1%) đã sử dụng Alendronate. Vị trí gãy chủ yếu&nbsp; ở 1/3 trên và 1/3 giữa của xương đùi. Có 18 trong số 20 người bệnh được theo dõi ít nhất 6 tháng đã đạt được liền xương hoàn toàn, với thời gian liền xương trung bình là 8,1 tháng. Biến chứng bao gồm 1 ca gãy đinh nội tủy, 1 ca nhiễm trùng và 2 ca không liền xương.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Gãy xương đùi không điển hình chủ yếu xãy ra ở phụ nữ cao tuổi có tiền sử sử dụng Bisphosphonate. Phục hồi chức năng theo thang điểm CAS tốt. Cần chú ý nhiều hơn đến kỹ thuật mổ nhằm bảo đảm liền xương vì tỷ lệ không liền xương cao.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1968 7. SO SÁNH TƯƠNG ĐỒNG KẾT QUẢ MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU (PT, APTT, FIBRINOGEN) GIỮA PHƯƠNG PHÁP LY TÂM NHANH VÀ LY TÂM THƯỜNG QUY TẠI KHOA HUYẾT HỌC, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC 2025-01-07T09:11:03+07:00 Nguyễn Thu Hạnh hanhhhtm@yahoo.com Hà Văn Phú hanhhhtm@yahoo.com Trần Thị Hằng hanhhhtm@yahoo.com Đoàn An Sơn hanhhhtm@yahoo.com Nguyễn Văn Chỉnh hanhhhtm@yahoo.com Nguyễn Mạnh Cường hanhhhtm@yahoo.com Nguyễn Mỹ Vân hanhhhtm@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> So sánh tương đồng kết quả xét nghiệm PT, APTT và fibrinogen giữa phương pháp ly tâm nhanh (2300g × 5 phút) và ly tâm thường quy (1500g × 15 phút) tại Khoa Xét nghiệm Huyết học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng trên 45 cặp mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Xét nghiệm về việc so sánh quy trình đo lường và ước tính độ lệch sử dụng mẫu từ người bệnh (CLSI-EP09c).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Số lượng tiểu cầu trong huyết tương sau khi ly tâm nhanh là 3,53 ± 1,50 G/l, tương đương với ly tâm thường quy (3,45 ± 1,58 G/l) với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p &gt; 0,05). Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Passing-Bablok và ước tính độ lệch từ biểu đồ khác biệt Bland-Altman cho thấy độ lệch kết quả các xét nghiệm PT-INR, APTT-r và fibrinogen giữa hai phương pháp ly tâm nằm trong giới hạn chấp nhận được.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kết quả xét nghiệm đông máu vòng đầu (PT, APTT và fibrinnoge) giữa phương pháp ly tâm nhanh (2300g × 5 phút) và ly tâm thường quy (1500g × 15 phút) không khác biệt. Có thể sử dụng phương pháp ly tâm nhanh trong xét nghiệm đông máu khẩn cấp, đặc biệt là trong trường hợp báo động đỏ.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1970 8.THỰC TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH LỚP 10 TRONG VIỆC LỰA CHỌN TỔ HỢP MÔN HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2022-2024 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 2025-01-07T09:26:24+07:00 Nguyễn Ngọc Minh Châu ngocmed99@ymail.com Huỳnh Duy Khang ngocmed99@ymail.com Bùi Thị Nhung ngocmed99@ymail.com Nguyễn Đỗ Ngọc ngocmed99@ymail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu và yếu tố liên quan ở học sinh lớp 10 trong lựa chọn tổ hợp môn học theo chương trình giáo dục 2018 tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2022-2024.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1288 học sinh, công cụ để đánh giá là thang đo Zung.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ rối loạn lo âu ở học sinh là 17,3%, trong đó rối loạn lo âu mức độ nhẹ (14,9%), vừa (2%), nặng (0,2%), rất nặng (0,2%). Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10 năm học 2022-2023 bị rối loạn lo âu cao gấp 2,17 lần so với năm học 2024-2025 và học sinh lớp 10 năm học 2023-2024 bị rối loạn lo âu cao gấp 1,5 lần so với năm học 2024-2025; học sinh chơi game nhiều mắc rối loạn lo âu cao gấp 2,15 lần so với bình thường, và học sinh thức khuya mắc rối loạn lo âu cao gấp 1,87 lần so với học sinh bình thường; học sinh có người nhà mắc bệnh tâm thần có rối loạn lo âu trong việc lựa chọn tổ hợp môn học cao gấp 2,21 lần so với học sinh không có người nhà mắc bệnh tầm thần.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Rối loạn lo âu trong lựa chọn tổ hợp môn học theo chương trình giáo dục 2018 là thường gặp và có liên quan đến năm học, thói quen xấu và tiền căn gia đình có người mắc bệnh tâm thần.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1971 9. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRÊN TIÊU HÓA, TIM MẠCH Ở NGƯỜI BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 3 2025-01-07T09:37:19+07:00 Tô Lý Cường tlcuong@ump.edu.vn Đỗ Thanh Sang tlcuong@ump.edu.vn Nguyễn Thị Hồng Hiểu tlcuong@ump.edu.vn Trần Quang Tú tlcuong@ump.edu.vn Ngô Thị Ngọc Trưng tlcuong@ump.edu.vn Bùi Thị Yến Nhi tlcuong@ump.edu.vn Kiều Xuân Thy tlcuong@ump.edu.vn Lê Thị Lan Phương tlcuong@ump.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát tình hình sử dụng NSAID, đánh giá nguy cơ trên tiêu hóa, tim mạch và xác định yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định NSAID chọn lọc trên người bệnh cơ xương khớp.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 220 hồ sơ bệnh án nội trú và ngoại trú của người bệnh cơ xương khớp điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 3 (từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2023). Người bệnh ≥ 18 tuổi, có sử dụng ít nhất một loại NSAID. Phương pháp thu thập dữ liệu: phân tích hồ sơ bệnh án, ghi nhận thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, bệnh kèm, loại NSAID sử dụng, thời gian sử dụng NSAID, nguy cơ trên tiêu hóa và tim mạch. Nguy cơ tiêu hóa và tim mạch được đánh giá theo thang điểm Deborah Layton, chia thành 3 nhóm: thấp, trung bình và cao.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình của người bệnh là 50,5 ± 14,9, chủ yếu từ 18-60 tuổi (74%). Thoái hóa khớp (58,2%) và đau lưng (20%) là hai bệnh phổ biến nhất. Tỷ lệ người bệnh có bệnh kèm cao (81,4%), thường gặp là trào ngược dạ dày thực quản (45,5%), rối loạn lipid máu (30%). Meloxicam (44,1%) và Celecoxib (38,2%) là hai NSAID đường uống phổ biến. 71,8% người bệnh sử dụng NSAID trong thời gian ngắn (&lt; 14 ngày) và 51,8% được phối hợp với PPI. Nguy cơ tiêu hóa và tim mạch trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (60,5% và 57,7%). Yếu tố “có bệnh kèm” (OR = 3,17; 95% CI từ 1,21-8,30; p = 0,019) và “nguy cơ tiêu hóa cao” (OR = 2,98; 95%CI từ 1,38-6,45; p = 0,005) ảnh hưởng đáng kể đến chỉ định NSAID chọn lọc.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Sử dụng NSAID trong điều trị cơ xương khớp ưu tiên chọn lọc COX-2 (Meloxicam, Celecoxib). “Có bệnh kèm” và “nguy cơ tiêu hóa cao” là các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ định NSAID chọn lọc.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1972 10. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHI WHITMORE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG 2025-01-07T10:04:25+07:00 Lê Thị Yên Bslethiyen2111@gmail.com Nguyễn Văn Lâm Bslethiyen2111@gmail.com Trần Thanh Dương Bslethiyen2111@gmail.com Hoàng Thị Bích Ngọc Bslethiyen2111@gmail.com Phan Thị Thu Chung Bslethiyen2111@gmail.com Trần Minh Điền Bslethiyen2111@gmail.com <p>Whitmore l&agrave; bệnh truyền nhiễm ở người v&agrave; động vật do vi khuẩn <em>Burkholderia pseudomallei</em> g&acirc;y ra<em>. </em>Bệnh kh&ocirc;ng phổ biến ở trẻ em nhưng c&oacute; đặc điểm bệnh cảnh l&acirc;m s&agrave;ng đa dạng, phức tạp, kh&oacute; chẩn đo&aacute;n v&agrave; c&oacute; tỷ lệ tử vong cao.</p> <p><strong>Mục ti&ecirc;u</strong><strong>:</strong> M&ocirc; tả đặc điểm l&acirc;m s&agrave;ng, cận l&acirc;m s&agrave;ng bệnh nhi Whitmore điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p nghi&ecirc;n cứu</strong><strong>:</strong> M&ocirc; tả hồi cứu v&agrave; tiến cứu tr&ecirc;n 45 bệnh nhi được chẩn đo&aacute;n Whitmore, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ ng&agrave;y 1/1/2017 đến ng&agrave;y 31/12/2023.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong tổng số 45 bệnh nh&acirc;n nhi chẩn đo&aacute;n bệnh Whitmore, số bệnh nhi &le; 5 tuổi l&agrave; 26 (57,8%), tỷ lệ nam/nữ l&agrave; 2/1; 91,1% bệnh nhi kh&ocirc;ng c&oacute; bệnh l&yacute; nền. Bệnh cảnh l&acirc;m s&agrave;ng gặp nhiều nhất l&agrave; apxe g&oacute;c h&agrave;m c&oacute; 26/45 ca bệnh chiếm 57,8%; nhiễm khuẩn huyết c&oacute; 12/45 ca bệnh chiếm 26,7%. Sốc nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 22,2% trong số bệnh nhi nhiễm Whitmore. Tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn <em>B. pseudomallei</em> với kh&aacute;ng sinh Meropenem v&agrave; Imipenem l&agrave; 100%. Tỷ lệ kh&aacute;ng thuốc kh&aacute;ng sinh Ceftazidim l&agrave; 2,5%; Amoxicillin/Acid Clavulanic l&agrave; 5% v&agrave; Trimethoprim/Sulfamethoxazol l&agrave; 23,5%.</p> <p><strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> Bệnh Whitmore thường gặp ở nh&oacute;m tuổi &le; 5, với biểu hiện bệnh l&acirc;m s&agrave;ng nhiều nhất l&agrave; apxe hạch g&oacute;c h&agrave;m (57,8%). Tỷ lệ vi khuẩn nhạy cảm với kh&aacute;ng sinh nh&oacute;m Carbapenem l&agrave; 100% v&agrave; tỷ lệ kh&aacute;ng thuốc kh&aacute;ng sinh Ceftazidim l&agrave; 2,4%.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1973 11. ỨNG DỤNG CÁC CÔNG THỨC VỀ CHỈ SỐ HỒNG CẦU TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ BETA THALASSEMIA THỂ NHẸ 2025-01-07T10:09:04+07:00 Hoàng Thị Thu An ha.ann2110@gmail.com Nguyễn Ngọc Dũng ha.ann2110@gmail.com <p><strong>Mở đầu: </strong>Thiếu máu là một vấn đề y tế toàn cầu, với tỷ lệ mắc cao, đặc biệt là ở Việt Nam. Trong đó, có hai nguyên nhân hàng đầu là thiếu máu thiếu sắt và β-Thalassemia thể nhẹ.</p> <p><strong>Mục</strong><strong> tiêu</strong><strong>:</strong> Đánh giá giá trị dự báo của các công thức dựa trên chỉ số hồng cầu và chỉ số %Micro, %Hypo trong chẩn đoán phân biệt thiếu máu thiếu sắt và β-Thalassemia thể nhẹ.</p> <p><strong>Đối</strong><strong> tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang, trên người bệnh ≥ 16 tuổi, được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt và và β-Thalassemia thể nhẹ lần đầu vào Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.</p> <p><strong>Kết</strong><strong> quả:</strong> Từ 1/1/2023 đến 31/3/2024, 226 người bệnh đủ tiêu chuẩn được lựa chọn và nghiên cứu, trong đó có 127 người bệnh thiếu máu thiếu sắt và 99 người bệnh β-Thalassemia thể nhẹ. Giá trị trung vị chỉ số MCV ở nhóm β-Thalassemia thể nhẹ (63,00 fl ± 0,70) thấp hơn so với nhóm thiếu máu thiếu sắt (69,68 fl ± 0,60), trong khi chỉ số MCHC ở nhóm β-Thalassemia thể nhẹ 312 g/l (299-324) cao hơn so với nhóm thiếu máu thiếu sắt 294 g/l (286-304). Các chỉ số %Micro và %Hypo cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm bệnh. Công thức được đánh giá cao nhất là England &amp; Fraser (AUC = 93,91%), sau đó là Green &amp; King (AUC = 88,82%), Menzter (AUC = 87,31%), RDWI (AUC = 83,01%), Ricerca (AUC = 74,47%), Srivastava (AUC = 67,78%), Shine &amp; Lal (AUC = 65,54%). Dựa trên chỉ số %Micro và %Hypo, đứng đầu là M/H (AUC = 93,64%), tiếp theo là M-H-RDW (AUC = 92,81%), M-H (92,67%).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Công thức England &amp; Fraser và công thức M/H có giá trị dự báo tốt nhất lớn trong việc định hướng chẩn đoán phân biệt thiếu máu thiếu sắt và β-Thalassemia thể nhẹ, đặc biệt là trong điều kiện cơ sở y tế hạn chế.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1974 12. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN CHUYỂN PHÔI TRỮ ĐÔNG ĐƯỢC HỖ TRỢ NUÔI PHÔI BẰNG HỆ THỐNG TIMELAPSE 2025-01-07T10:44:51+07:00 Phạm Thúy Nga flowerflower.dr@gmail.com Nguyễn Thị Thu Hà flowerflower.dr@gmail.com Nguyễn Thị Mỹ Dung flowerflower.dr@gmail.com Nguyễn Thị Linh flowerflower.dr@gmail.com Bế Thị Hoa flowerflower.dr@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nhận xét các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân được hỗ trợ nuôi phôi bằng hệ thống theo dõi Timelapse.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 trường hợp nuôi phôi bằng hệ thống theo dõi Timelapse tại Khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi của người vợ trung bình là 31,9 ± 4,6 tuổi; thời gian vô sinh trung bình là 2,84 ± 2,2 năm, nhóm vô sinh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (80,4%). Bệnh nhân có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu từ 2 lần trở lên chiếm 86,8%. Nồng độ trung bình FSH đầu chu kỳ là 6,75 ± 3,15 mIU/mL. Giá trị trung bình nồng độ AMH là 3,84 ± 2,61 ng/mL. Số nang noãn thứ cấp trung bình là 14,01 ± 7,11 nang. 91,5% trường hợp không có giảm dự trữ buồng trứng.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Timelapse được ưu tiên lựa chọn cho nhóm đối tượng có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu nhiều lần, thất bại làm tổ nhiều lần, có đặc điểm nội tiết và dự trữ buồng trứng bình thường.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1975 13. ĐẶC ĐIỂM KIỂU GEN CỦA CÁC CHỦNG B. PSEUDOMALLEI PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHI WHITMORE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG 2025-01-07T10:52:44+07:00 Lê Thị Yên Bslethiyen2111@gmail.com Nguyễn Văn Lâm Bslethiyen2111@gmail.com Trần Thanh Dương Bslethiyen2111@gmail.com Phan Thi Thu Chung Bslethiyen2111@gmail.com Hoàng Thị Bích Ngọc Bslethiyen2111@gmail.com Trần Minh Điển Bslethiyen2111@gmail.com <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Vi khuẩn <em>Burkholderia pseudomallei</em> l&agrave; căn nguy&ecirc;n ch&iacute;nh g&acirc;y bệnh Whitmore cho cả người v&agrave; động vật. Bệnh lưu h&agrave;nh chủ yếu tại v&ugrave;ng nhiệt đới Đ&ocirc;ng Nam &Aacute; v&agrave; v&ugrave;ng Bắc &Uacute;c c&oacute; tỷ lệ tử vong rất cao, bệnh c&oacute; khả năng t&aacute;i ph&aacute;t v&agrave; nhiễm tr&ugrave;ng dai dẳng.</p> <p><strong>Mục ti&ecirc;u:</strong> X&aacute;c định đặc điểm kiểu gen v&agrave; c&aacute;c đặc t&iacute;nh di truyền của c&aacute;c chủng vi khuẩn <em>B. pseudomallei </em>ph&acirc;n lập từ c&aacute;c bệnh nhi nhiễm Whitmore được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p nghi&ecirc;n cứu:</strong> Nghi&ecirc;n cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2017-2023. Tổng số 37 chủng vi khuẩn <em>B. pseudomallei</em> được ph&acirc;n lập nu&ocirc;i cấy từ c&aacute;c mẫu bệnh phẩm của 29 bệnh nhi được chẩn đo&aacute;n mắc Whitmore. Kỹ thuật giải tr&igrave;nh tự gen thế hệ mới Illumina được sử dụng để giải tr&igrave;nh tự th&agrave;nh c&ocirc;ng to&agrave;n bộ hệ gen của 37 chủng vi khuẩn.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong số 37 chủng vi khuẩn <em>B. pseudomallei,</em> c&oacute; 12 kiểu tr&igrave;nh tự gen: ST67 l&agrave; 10/37 chủng (27%); ST221 v&agrave; ST541 l&agrave; 5/37 chủng (13,5%); ST545 l&agrave; 3/37 chủng (8,1%); ST46, ST50, ST68, ST500, ST507 v&agrave;</p> <p>ST544 mỗi loại c&oacute; 1 chủng. Ngo&agrave;i ra, 1 chủng c&oacute; tr&igrave;nh tự gen mới thuộc nh&oacute;m ST chưa c&oacute; th&ocirc;ng tin tr&ecirc;n cơ sở dữ liệu PubMLST.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Ph&acirc;n nh&oacute;m ST67 l&agrave; kiểu gen phổ biến của vi khuẩn <em>B. pseudomallei</em> được ph&acirc;n lập từ c&aacute;c bệnh nhi được chẩn đo&aacute;n Whitmore tại c&aacute;c tỉnh th&agrave;nh ph&iacute;a Bắc Việt Nam. Đ&acirc;y l&agrave; nghi&ecirc;n cứu đầu ti&ecirc;n tại Việt Nam c&ocirc;ng bố số lượng lớn tr&igrave;nh tự to&agrave;n bộ hệ gen của chủng vi khuẩn <em>B. pseudomallei</em>.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1976 14. NGHIÊN CỨU TÍNH KÍCH ỨNG DA CỦA DUNG DỊCH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG HỞ TRÊN DA TỪ NANO BẠC VÀ MỘT SỐ DƯỢC LIỆU TRÊN DA LÀNH CỦA ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 2025-01-07T11:00:52+07:00 Trần Bá Kiên huyendkh84@gmail.com Nguyễn Thị Thu Huyền huyendkh84@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá tính kích ứng da của dung dịch hỗ trợ điều trị tổn thưởng da sản xuất từ nano bạc và một số dược liệu (hoàng liên, hoàng đằng, kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, nghệ).</p> <p><strong>P</strong><strong>hương pháp</strong><strong> nghiên cứu</strong><strong>: </strong>Nghiên cứu được thực hiện theo OECD và hướng dẫn của Bộ Y tế; đánh giá tính kích ứng da tiến hành trên 15 thỏ, đắp gạc tẩm 0,5g dung dịch hỗ trợ điều trị tổn thương hở trên da lên vùng da lành của thỏ; sau 4 giờ bóc bỏ gạc, làm sạch. Đánh giá chỉ số kích ứng sau khi loại bỏ mẫu thử 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Chỉ số kích ứng bằng 0 (không xuất hiện ban đỏ và tạo vảy, không phù nề ở da lành thỏ).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Sản phẩm không gây kích ứng da trên động vật thí nghiệm.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1977 15.THỰC TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ GAN LỚN Ở NGƯỜI TẠI HAI TỈNH THANH HÓA VÀ NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2020-2022 2025-01-07T11:06:09+07:00 Trần Văn Hải bshai79@gmail.com Trần Thanh Dương bshai79@gmail.com Nguyễn Thị Hồng Ngọc bshai79@gmail.com <p><strong>Mục ti&ecirc;u:</strong> M&ocirc; tả tỷ lệ nhiễm s&aacute;n l&aacute; gan lớn ở người tại hai tỉnh Thanh H&oacute;a v&agrave; Nghệ An giai đoạn 2020-2022.</p> <p><strong>Đối tượng</strong> <strong>nghi&ecirc;n cứu:</strong> Người d&acirc;n tại 2 x&atilde; Ph&uacute; L&acirc;m, T&acirc;n Trường (thị x&atilde; Nghi Sơn, tỉnh Thanh H&oacute;a) v&agrave; 2 x&atilde; Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ (thị x&atilde; Th&aacute;i H&ograve;a, tỉnh Nghệ An).</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p: </strong>Nghi&ecirc;n cứu m&ocirc; tả cắt ngang. X&aacute;c định t&igrave;nh trạng nhiễm s&aacute;n l&aacute; gan lớn qua x&eacute;t nghiệm soi ph&acirc;n v&agrave; Ab-ELISA huyết thanh.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ soi ph&acirc;n ph&aacute;t hiện trứng s&aacute;n l&aacute; gan lớn ở người d&acirc;n l&agrave; 0,2%. Tỷ lệ người d&acirc;n c&oacute; kh&aacute;ng thể kh&aacute;ng s&aacute;n l&aacute; gan lớn trong huyết thanh l&agrave; 1,7%, trong đ&oacute; tại x&atilde; Ph&uacute; L&acirc;m v&agrave; x&atilde; T&acirc;n Trường tỉnh Thanh H&oacute;a với c&aacute;c tỷ lệ tương ứng l&agrave; 1,6% v&agrave; 0,8%; tại x&atilde; Nghĩa Thuận v&agrave; Nghĩa Hưng tỉnh Nghệ An với c&aacute;c tỷ lệ tương ứng l&agrave; 2,6% v&agrave; 2,0%, tỷ lệ nhiễm ở nh&oacute;m tuổi &lt; 60 l&agrave; 1,9%, ở nh&oacute;m tuổi &ge; 60 l&agrave; 0,9%, tỷ lệ nhiễm ở nữ l&agrave; 2,0%, ở nam l&agrave; 1,4%.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1978 16. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẢI THIỆN KÊ ĐƠN CỦA CÔNG CỤ TỰ KIỂM TRA KÊ ĐƠN THUỐC KHÁNG SINH TRONG RĂNG HÀM MẶT 2025-01-07T11:09:56+07:00 Trần Ngọc Liên npthuy@ump.edu.vn Nguyễn Phan Thế Huy npthuy@ump.edu.vn Điền Hòa Anh Vũ npthuy@ump.edu.vn Lê Trung Chánh npthuy@ump.edu.vn Võ Đắc Tuyển npthuy@ump.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng kê đơn thuốc kháng sinh của bác sỹ Răng Hàm Mặt tại thành phố Hồ Chí Minh trước và sau khi sử dụng HDKS và CCKS.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu tiến cứu thu thập dữ liệu từ 73 bác sỹ răng hàm mặt đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng bảng câu hỏi dựa trên công cụ trực tuyến Google Form, cung cấp kèm HDKS và CCKS tại hai thời điểm trước và sau khi sử dụng HDKS.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong tổng số 458 đơn thuốc kháng sinh thu thập được ở cả hai giai đoạn, có 215 đơn thuốc kháng sinh cần thiết (46,9%) và 243 đơn thuốc kháng sinh không cần thiết (53,1%). Trong số 215 đơn thuốc kháng sinh cần thiết, có 140 đơn thuốc hợp lý (65,1%) và 75 đơn thuốc không hợp lý (34,9%). Tỷ lệ đơn thuốc kháng sinh không cần thiết ở giai đoạn 2 (43,0%) giảm so với giai đoạn 1 (57,6%) (p &lt; 0,05), trong khi tỷ lệ đơn thuốc kháng sinh không hợp lý không khác biệt giữa hai giai đoạn.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu cho thấy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể đơn thuốc không cần thiết và chưa hợp lý trong điều trị nha khoa. Đồng thời, kết quả bước đầu cho thấy hướng dẫn kê đơn kháng sinh cùng với công cụ tự kiểm tra kê đơn kháng sinh có thể cải thiện việc kê đơn kháng sinh phù hợp.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1979 17.MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM SÁN LÁ GAN LỚN Ở NGƯỜI TẠI HAI TỈNH THANH HÓA VÀ NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2020-2022 2025-01-07T11:20:18+07:00 Trần Văn Hải bshai79@gmail.com Trần Thanh Dương bshai79@gmail.com Nguyễn Thị Hồng Ngọc bshai79@gmail.com <p><strong>Mục ti&ecirc;u:</strong> X&aacute;c định một số yếu tố li&ecirc;n quan đến nhiễm s&aacute;n l&aacute; gan lớn ở người tại hai tỉnh Thanh H&oacute;a v&agrave; Nghệ An giai đoạn 2020-2022.</p> <p><strong>Đối tượng: </strong>Người d&acirc;n tại 2 x&atilde; Ph&uacute; L&acirc;m, T&acirc;n Trường (thị x&atilde; Nghi Sơn, tỉnh Thanh H&oacute;a) v&agrave; 2 x&atilde; Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ (thị x&atilde; Th&aacute;i H&ograve;a, tỉnh Nghệ An).</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p: </strong>Nghi&ecirc;n cứu m&ocirc; tả cắt ngang c&oacute; ph&acirc;n t&iacute;ch x&aacute;c định c&aacute;c yếu tố li&ecirc;n quan được điều tra th&ocirc;ng qua bộ c&acirc;u hỏi.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ người d&acirc;n c&oacute; kh&aacute;ng thể kh&aacute;ng s&aacute;n l&aacute; gan lớn trong huyết thanh qua x&eacute;t nghiệm Ab-ELISA huyết thanh l&agrave; 1,74%. C&aacute;c yếu tố li&ecirc;n quan với nhiễm s&aacute;n l&aacute; gan lớn ở người d&acirc;n l&agrave;: chưa nghe về bệnh s&aacute;n l&aacute; gan lớn OR = 5,94 (CI95%: 1,81-19,47), sống ở gia đ&igrave;nh kh&ocirc;ng c&oacute; hố x&iacute; hoặc hố x&iacute; kh&ocirc;ng hợp vệ sinh OR = 4,5 (CI95%: 2,29-8,85), thường xuy&ecirc;n ăn sống rau thủy sinh OR = 7,28 (CI95%: 3,47-15,26).</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1982 18.PHÂN TÍCH VIỆC BÁO CÁO KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THỰC HÀNH TỐT PHÂN PHỐI THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022 2025-01-09T08:59:05+07:00 Đỗ Xuân Thắng thangdx@hup.edu.vn Vũ Thị Quỳnh Mai thangdx@hup.edu.vn Phan Công Chiến thangdx@hup.edu.vn Nguyễn Huy Ngọc thangdx@hup.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Phân tích việc thực hiện báo cáo việc cấp Giấy chứng nhận GDP của các Sở Y tế trên phạm vi cả nước dựa trên Thông tư số 03/2018/TT-BYT.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu thu thập từ phần mềm Quản lý dữ liệu hành nghề và kinh doanh dược (theo Công văn số 14028/QLD-KD), hệ thống Quản lý và điều hành văn bản điện tử - Bộ Y tế (theo Công văn số 8027/QLD-KD) và Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Theo kết quả việc thực hiện theo Công văn số 14028/QLD-KD, số lượng doanh nghiệp dược đáp ứng GDP được báo cáo từ năm 2020-2022 lần lượt là 136, 51 và 49 doanh nghiệp. Các Sở Y tế thực hiện báo cáo theo Công văn số 8027/QLD-KD chưa đầy đủ, 20 tỉnh, thành phố không có dữ liệu báo cáo về việc cấp Giấy chứng nhận GDP. Số lượng doanh nghiệp đáp ứng GDP vào năm 2021 được các Sở Y tế báo cáo theo Công văn số 14028/QKD-KD có sự khác biệt lớn với số liệu được báo cáo theo Công văn số 8027/QLD-KD. Tất cả các Sở Y tế đều không công bố đầy đủ thông tin về các doanh nghiệp đáp ứng GDP trên Cổng thông tin điện tử của Sở trong 3 năm 2020-2022.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin quý báu giúp cho cơ quan chức năng tổ chức quản lý việc báo cáo cấp phép GDP được thực hiện đầy đủ và tốt hơn.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1984 19. PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2023 2025-01-09T09:07:37+07:00 Đàm Thị Ngọc Anh damngocanh@hmu.edu.vn Lê Đình Luyến damngocanh@hmu.edu.vn Lê Xuân Hưng damngocanh@hmu.edu.vn Bùi Quang Công damngocanh@hmu.edu.vn Lê Phúc Thanh damngocanh@hmu.edu.vn Đinh Thu Anh damngocanh@hmu.edu.vn Dương Minh Nguyệt damngocanh@hmu.edu.vn <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả phản hồi của sinh viên năm cuối ngành Bác sĩ Y học dự phòng về chương trình đào tạo của Bác sĩ Y học dự phòng từ năm 2020 đến năm 2023.</p> <p><strong>Phương pháp</strong><strong> nghiên cứu</strong><strong>: </strong>Thiết kế mô tả cắt ngang trên 333 sinh viên ngành Bác sĩ Y học dự phòng năm cuối Trường Đại học Y Hà Nội các khóa 2014-2020; khóa 2015-2021; khóa 2016-2022; khóa 2017-2023. Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn gửi tới các lớp để sinh viên tự điền.</p> <p><strong>Kết quả</strong><strong> nghiên cứu</strong><strong>: </strong>Về mục tiêu chương trình học, tỷ lệ sinh viên đồng ý và rất đồng ý lần lượt là 53,5% và 27,3%<strong>. </strong>Về hoạt động tổ chức dạy học, tỷ lệ sinh viên đồng ý và rất đồng ý lần lượt là 58,6% là 20,7%. Với chuẩn kiến thức đầu ra, tỷ lệ sinh viên tự tin và rất tự tin lần lượt là 41,4% và 1,5%. Với chuẩn kĩ năng đầu ra tỷ lệ sinh viên tự tin và rất tự tin lần lượt là 57,1% và 13,2%. Nữ giới có tỷ số chênh cao gấp 1,68 lần nam giới về tỷ lệ phản hồi tốt của chuẩn kiến thức đầu ra (OR = 1,68; CI = 1,04 – 2,72). Về yếu tố liên quan đến tỷ lệ phản hồi tốt của chuẩn kĩ năng đầu ra, sinh viên xếp loại học lực Khá/Giỏi có tỷ số chênh bằng 0,42 lần hơn sinh viên học lực Trung bình/Trung bình khá (OR = 0,42; 95%CI = 0,26 - 0,68) và sinh viên ở Thành thị có tỷ lệ số chênh bằng 0,49 lần sinh viên ở nông thôn (OR = 0,49; 95%CI = 0,28 - 0,82). Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Sinh viên ngành bác sĩ Y học dự phòng phản hồi tốt về chương trình đào tạo của Bác sĩ Y học dự phòng từ năm 2020 đến năm 2023.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1985 20. HIỆU QUẢ BỔ SUNG SẢN PHẨM DINH DƯỠNG CHỨA SYNBIOTICS LÊN TÌNH TRẠNG GẦY CÒM CỦA TRẺ TỪ 24-59 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN 2025-01-09T09:20:28+07:00 Nguyễn Văn Lệ nguyenvanle78@gmail.com Trần Thúy Nga nguyenvanle78@gmail.com Huỳnh Nam Phương nguyenvanle78@gmail.com Trần Thị Minh Nguyệt nguyenvanle78@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chứa Synbiotics lên tình trạng nhân trắc của trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng, 640 trẻ từ 24 - 59 tháng tuổi tham gia can thiệp, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm theo chỉ số nhân trắc, tháng tuổi và giới. Nhóm trẻ can thiệp sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chứa Synbiotics trong 4 tháng, uống 2 gói/ngày. Phân loại chỉ số nhân trắc theo WHO 2006.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Kết quả cân nặng, chiều cao trung bình sau 2 tháng và 4 tháng của nhóm can thiệp tăng cao hơn nhóm chứng (p&lt;0,001). Chỉ số WAZ trung bình sau 2 tháng tăng tương ứng là 0,11 ± 0,19 và 0,04 ± 0,14. Sau 4 tháng tăng tương ứng là 0,12 ± 0,20 và 0,06 ± 0,19 (p&lt;0,001); Chỉ số WHZ trung bình sau 2 tháng ở 2 nhóm tăng tương ứng là 0,16 ± 0,32 và 0,04 ± 0,24. Sau 4 tháng tăng tương ứng là 0,16 ± 0,31 và 0,09 ± 0,31 (p&lt;0,05) so thời điểm T0.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu can thiệp sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chứa Synbiotics cho hiệu quả rõ rệt sau 2 tháng và 4 tháng lên các chỉ số nhân trắc. Can thiệp này có thể áp dụng để dự phòng và điều trị cho trẻ có nguy cơ SDD gầy còm.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1986 21.ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM HO, LONG ĐỜM CỦA CAO LỎNG BẢO PHẾ LINH TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG 2025-01-09T09:47:32+07:00 Vũ Văn Tài tai.ndhn@gmail.com Nguyễn Duy Thuần tai.ndhn@gmail.com Nguyễn Đức Minh tai.ndhn@gmail.com Nguyễn Hoàng Ngân tai.ndhn@gmail.com <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>: </strong>Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảm ho và long đờm của cao lỏng Bảo phế linh trên chuột nhắt trắng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong>: </strong>Nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên 80 chuột nhắt trắng, chia thành 4 nhóm (chứng, tham chiếu, và 2 liều thuốc thử Bảo phế linh). Đánh giá tác dụng giảm ho qua mô hình gây ho bằng amoniac và tác dụng long đờm qua định lượng phenol đỏ tiết ra từ khí quản. Dữ liệu được phân tích thống kê bằng t-test và biểu diễn dưới dạng &nbsp;± SD với mức ý nghĩa p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết quả</strong><strong>: </strong>Cao lỏng Bảo phế linh kéo dài thời gian tiềm tàng xuất hiện cơn ho, giảm số cơn ho trong 5 phút, với tỷ lệ ức chế ho lần lượt là 24,37% và 30,82% ở liều điều trị và liều cao gấp đôi liều điều trị. Đồng thời, thuốc làm tăng hàm lượng phenol đỏ tiết ra từ khí quản, đạt 0,353 µg/ml (liều điều trị) và 0,382 µg/ml (liều gấp đôi) so với 0,260 µg/ml ở nhóm chứng (p &lt; 0,01), tương đương với N-acetylcystein (0,404 µg/ml).</p> <p><strong>Kết luận</strong><strong>: </strong>Cao lỏng Bảo phế linh có tác dụng giảm ho và long đờm rõ rệt, phù hợp để nghiên cứu thêm về hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của thuốc.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1987 22.TÍNH KÍCH ỨNG DA VÀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG GÂY ĐAU THẦN KINH NGOẠI VI CỦA CHẾ PHẨM XOA BÓP GS-TVB 2025-01-09T09:59:48+07:00 Phan Thị Quỳnh An doanminhthuyvn@yahoo.com Đoàn Minh Thụy doanminhthuyvn@yahoo.com Phạm Thái Hưng doanminhthuyvn@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu khả năng gây kích ứng da và đánh giá tác dụng giảm đau của dung dịch xoa bóp GS-TVB trên thực nghiệm.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Đánh giá khả năng kích ứng trên da thỏ chủng New Zealand White. Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng thắt dây thần kinh tọa ở chuột cống trắng chủng Wistar.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kích ứng da đánh giá (sau 1 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ) trên 3 thỏ, các vùng da thử nghiệm đều không có biểu hiện phù nề hay kích ứng ban đỏ, điểm kích ứng da trung bình bằng 0. Dung dịch xoa bóp GS-TVB có tác dụng giảm đau thông qua các chỉ tiêu làm kéo dài thời gian trễ rút chân của chuột cả trong thử nghiệm ngâm nước lạnh và ngâm nước nóng; làm giảm số lần rút chân trong thử nghiệm cọ vẽ tại các thời điểm đo sau 7, 14 và 21 ngày điều trị (p &lt; 0,01 so với lô mô hình). Tác dụng giảm đau của dung dịch xoa bóp GS-TVB tương đương so với Voltaren emulgel.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Dung dịch xoa bóp GS-TVB không gây kích ứng trên da thỏ và có tác dụng giảm đau tại chỗ tương đương thuốc tham chiếu Voltaren emulgel.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1988 23. TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƠ LÕI TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU LƯNG DƯỚI MẠN TÍNH 2025-01-09T10:06:37+07:00 Hoàng Đức Thái bsthai@yahoo.com Lê Thị Nhật Phượng bsthai@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Xác định đặc điểm rối loạn hoạt động cơ lõi trên bệnh nhân đau lưng dưới mạn tính.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 71 bệnh nhân đau lưng dưới mạn tính tại Phòng khám phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 2/2023 đến hết tháng 8/2023.</p> <p><strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Bệnh nhân có rối loạn hoạt động cơ lõi khi có rối loạn 1 trong 3 đặc điểm: giảm sức bền cơ lõi, yếu cơ lõi sâu và ổn định lõi kém. Về đặc điểm sức bền cơ lõi, tỷ lệ bệnh nhân có thời gian sức bền nhóm cơ duỗi lưng và nhóm cơ gập bụng giảm dưới ngưỡng tham chiếu bình thường ở dân số Brazil là 100%, với thời gian trung bình ghi nhận lần lượt là 50 ± 23 giây và 35 ± 18 giây. Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian sức bền nhóm cơ lõi bên phải và bên trái giảm dưới ngưỡng tham chiếu bình thường ở dân số Brazil là 90,1%, với thời gian trung bình ghi nhận lần lượt là là 30 ± 16 giây và 29 ± 17 giây. Về đặc điểm hoạt động cơ lõi sâu, bệnh nhân có yếu cơ lõi sâu khi thực hiện thao tác hóp bụng với túi phản hồi áp lực chiếm tỷ lệ 40,8%. Hầu hết bệnh nhân yếu cơ lõi sâu có xu hướng sử dụng các mẫu vận động thay thế khi thực hiện thao tác hóp bụng, bao gồm: nín thở (82,8%), gập cột sống ngực lưng (51,7%), nghiêng khung chậu ra sau (27,6%), phình bụng (24,1%). Về đặc điểm ổn định lõi, bệnh nhân có ổn định lõi kém theo nghiệm pháp ổn định lõi Sahrmann chiếm tỷ lệ 32,4%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ cao bệnh nhân đau lưng dưới mạn tính có tình trạng rối loạn hoạt động cơ lõi. Thời gian sức bền ghi nhận ở nghiệm pháp duỗi lưng là 50 ± 23 giây, nghiệm pháp gập bụng là 35 ± 18 giây, nghiệm pháp bắc cầu nghiêng phải là 30 ± 16 giây, nghiệm pháp bắc cầu nghiêng trái là 29 ± 17 giây. Tỷ lệ bệnh nhân có yếu cơ lõi sâu khi thực hiện thao tác hóp bụng với túi phản hồi áp lực là 40,8%. Tỷ lệ bệnh nhân có ổn định lõi kém theo nghiệm pháp ổn định lõi Sahrmann là 32,4%.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1989 24. PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP KHUẾCH ĐẠI TRUNG GIAN VÒNG LẶP CHO PHÁT HIỆN VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLIN 2025-01-09T10:13:59+07:00 Trần Hồng Diễm vqhieu@ntt.edu.vn Nguyễn Thị Trúc Anh vqhieu@ntt.edu.vn Nguyễn Hồng Phúc vqhieu@ntt.edu.vn Vũ Quang Hiếu vqhieu@ntt.edu.vn <p><strong>Mục tiêu: </strong>Phát triển phương pháp khuếch đại trung gian vòng lặp (LAMP) trong phát hiện vi khuẩn <em>Staphylococcus aureus</em> kháng Methicillin bằng gene <em>mecA</em> đặc trưng ứng dụng trong phát hiện nhanh MRSA trên mẫu phết mũi.</p> <p><strong>Phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành 60 mẫu phết mũi ở nhóm người khỏe mạnh có độ tuổi từ 18-25. Thực hiện thiết kế bộ mồi đặc hiệu cho phản ứng LAMP trên phần mềm thiết kế mồi. Phản ứng LAMP được tối ưu hóa điều kiện phản ứng trong phòng thí nghiệm nhằm xác định nhiệt độ, độ đặc hiệu và giới hạn phát hiện tối thiểu của DNA (LOD). Phản ứng LAMP sau tối ưu được thử nghiệm trên 60 mẫu ly trích DNA từ mẫu phết mũi, trong đó có 30 mẫu dương tính với MRSA và 30 mẫu âm tính với MRSA.</p> <p><strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Các cặp mồi đặc hiệu cho gene <em>mecA</em> đã được thiết kế và phản ứng khuếch đại được tối ưu hóa ở 65°C trong 30 phút. Phương pháp LAMP cho kết quả nhạy, đặc hiệu cao với giới hạn phát hiện thấp nhất (LOD) là 1 pg DNA tách chiết từ MRSA có trong mỗi phản ứng và không xảy ra phản ứng chéo loài. Khi ứng dụng phương pháp LAMP trên 60 mẫu DNA tách chiết từ mẫu phết mũi, phản ứng LAMP đã cho độ nhạy, độ đặc hiệu đạt 100% và hệ số Kappa bằng 1 đạt mức tương đồng cao khi so sánh với phương pháp nuôi cấy vi sinh và PCR truyền thống.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp LAMP trong phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn MRSA từ các mẫu lâm sàng, với độ đặc hiệu, độ nhạy cao bằng gene <em>mecA.</em> Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tương đồng cao giữa phương pháp LAMP và phương pháp chẩn đoán nuôi cấy vi sinh và PCR. LAMP là một phương pháp đầy tiềm năng để phát hiện MRSA, là công cụ chẩn đoán nhanh có tính ứng dụng cao, hỗ trợ điều trị hiệu quả.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1990 25. KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ NĂM 2023 2025-01-09T10:21:41+07:00 Hầu Nguyễn Nhật Minh ngannguyen@huemed-univ.edu.vn Phan Trung Nam ngannguyen@huemed-univ.edu.vn Lê Phan Minh Triết ngannguyen@huemed-univ.edu.vn Hoàng Thị Tịnh Thủy ngannguyen@huemed-univ.edu.vn Lê Thị Diễm Phương ngannguyen@huemed-univ.edu.vn Nguyễn Thị Minh Hòa ngannguyen@huemed-univ.edu.vn Hoàng Trọng Nhật ngannguyen@huemed-univ.edu.vn Phan Thị Phương Nhung ngannguyen@huemed-univ.edu.vn Nguyễn Thị Nga ngannguyen@huemed-univ.edu.vn <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả kiến thức, thái độ của học viên sau đại học, Trường Đại học Y Dược Huế về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học và một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 512 học viên cao học, bác sỹ nội trú, chuyên khoa cấp 1 và chuyên khoa cấp 2 đang học tập trực tiếp tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. Kiến thức và thái độ về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học được soạn sẵn dựa trên Hướng dẫn quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế. Thông tin được thu thập dựa trên bộ câu hỏi tự điền.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Học viên có điểm trung bình kiến thức là 14,8 ± 2,90, trung vị là 15,5 điểm và điểm trung bình thái độ là 73,2 ± 12,53 với khoảng điểm từ 20-100. Có mối liên quan giữa kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu khoa học, ngành học, năm học với kiến thức về đạo đức trong nghiên cứu. Ngoài ra, thái độ về đạo đức trong nghiên cứu có liên quan với kiến thức về đạo đức nghiên cứu.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Tập huấn về đạo đức nghiên cứu trước khi triển khai nghiên cứu, đặc biệt về lấy phiếu chấp thuận và bảo mật thông tin ở nhóm người yếu thế sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ quyền lợi cho đối tượng nghiên cứu.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1991 26. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẶT BUỒNG TIÊM DƯỚI DA DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2025-01-09T10:44:57+07:00 Lê Minh Hằng vovankha1975@gmail.com Võ Văn Kha vovankha1975@gmail.com Hồ Long Hiển vovankha1975@gmail.com Trần Minh Khởi vovankha1975@gmail.com Phạm Tuấn Khải vovankha1975@gmail.com <p><strong>Subject and methods:</strong> A prospective cross-sectional descriptive study of 51 cancer patients who underwent ultrasound-guided subcutaneous port chamber implantation between April 2024 and December 2024 at Can Tho City Oncology Hospital was conducted.</p> <p><strong>Objective:</strong> Evaluate the results of performing the procedure of placing a subcutaneous injection chamber under ultrasound guidance and the effectiveness of using chemotherapy for cancer patients.</p> <p><strong>Subjects and methods:</strong> Cross-sectional prospective study of 51 cancer patients, placed in an infusion chamber under ultrasound guidance from April 2024 to December 2024 at Can Tho Oncology Hospital.</p> <p><strong>Results:</strong> Female/male ratio was 9.2/1, average age was 53.33 years old. The average procedure time was 30 minutes, with 68.6% of catheters placed in the right internal jugular vein. The successful placement rate in 1 needle puncture under ultrasound was 98%, in 1 case a second needle puncture was required because the venous malformation could not be proactively identified before the procedure. Complication rate was 2%, no late complications were recorded. After an average follow-up of 4.24 months, 98% of patients were satisfied with the effectiveness of using the injection chamber.</p> <p><strong>Conclusions:</strong> Placing the subcutaneous injection chamber under ultrasound guidance is a safe procedure with few complications, not only achieving patient satisfaction but also improving the patient’s quality of life when used in chemotherapy. The subcutaneous injection chamber should be placed under ultrasound guidance into the right internal jugular vein site for cancer patients.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1992 27. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM BỆNH CHỮA BỆNH TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ BAN NGÀY, BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024 2025-01-09T10:53:05+07:00 Nguyễn Huỳnh Bảo Ngân ngannguynhuynhbao@gmail.com Nguyễn Thanh Hiệp ngannguynhuynhbao@gmail.com Trần Minh Thái ngannguynhuynhbao@gmail.com <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa Điều trị ban ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ tháng 8/2023-8/2024.</p> <p><strong>Kết</strong><strong> quả</strong><strong>:</strong> Tỷ lệ đồng ý chung của người nhà bệnh nhi về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa Điều trị ban ngày của Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2024 là 85,6% với điểm trung bình 4,01 ± 0,583. Một số yếu tố liên quan đến ý kiến của người nhà bệnh nhi về chất lượng bao gồm giới, học vấn, số lần đến khám và số loại dịch vụ đã cung cấp.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu cho thấy để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại khoa Điều trị ban ngày, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cần triển khai thêm nhiều nghiên cứu khảo sát ý kiến người bệnh, từ đó làm căn cứ thực hiện các biện pháp cải tiến một cách hiệu quả.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1993 28. THÍCH ỨNG VĂN HÓA VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA BẢNG CÂU HỎI CẢM NHẬN VỀ PHỤC HÌNH CỦA NGƯỜI BỆNH PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT (PDA-V) 2025-01-09T11:04:53+07:00 Bùi Ngọc Huyền Trang bnhtrang@ntt.edu.vn Lê Thị Thanh Hoài bnhtrang@ntt.edu.vn Châu Thanh Thảo bnhtrang@ntt.edu.vn <p><strong>Mục</strong><strong> ti&ecirc;u: </strong>Bảng c&acirc;u hỏi Cảm nhận về phục h&igrave;nh của người bệnh (Patient&rsquo;s Denture Assessment - PDA), được ph&aacute;t triển tại Nhật Bản, nhằm đ&aacute;nh gi&aacute; sự h&agrave;i l&ograve;ng của người bệnh với phục h&igrave;nh v&agrave; gi&uacute;p cải thiện kết quả điều trị. Nghi&ecirc;n cứu tr&igrave;nh b&agrave;y quy tr&igrave;nh th&iacute;ch ứng văn ho&aacute; v&agrave; bước đầu thẩm định phi&ecirc;n bản tiếng Việt của PDA (PDA-V).</p> <p><strong>Đối tượng v&agrave; phương ph&aacute;p: </strong>Quy tr&igrave;nh th&iacute;ch ứng văn ho&aacute; bao gồm dịch ban đầu, tổng hợp c&aacute;c bản dịch, dịch ngược, đ&aacute;nh gi&aacute; bởi hội đồng chuy&ecirc;n gia, v&agrave; thử nghiệm sơ bộ bản dịch. Thẩm định phi&ecirc;n bản tiền ho&agrave;n thiện được thực hiện tr&ecirc;n 40 người tham gia tại Bệnh viện Răng H&agrave;m Mặt Th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh. Người bệnh tự đ&aacute;nh gi&aacute; h&agrave;m giả của m&igrave;nh qua thang đo thị gi&aacute;c Visual Analog Scale (VAS).</p> <p><strong>Kế</strong><strong>t quả: </strong>Trong số 40 người tham gia, c&oacute; 29 người tham gia trả lời bảng c&acirc;u hỏi lần thứ hai sau lần khảo s&aacute;t đầu 10-14 ng&agrave;y. Độ tin cậy được kiểm định qua hệ số Cronbach&rsquo;s Alpha v&agrave; hệ số test-retest để đ&aacute;nh gi&aacute; độ ổn định qua thời gian. PDA-V cho thấy độ tin cậy v&agrave; t&iacute;nh gi&aacute; trị nội dung tốt sau thử nghiệm ban đầu.</p> <p><strong>Kết</strong><strong> luận: </strong>Bảng c&acirc;u hỏi PDA tiếng Việt được th&iacute;ch ứng văn ho&aacute; theo quy tr&igrave;nh nghi&ecirc;m ngặt, bảo đảm độ tin cậy v&agrave; gi&aacute; trị, ph&ugrave; hợp để sử dụng trong c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu tại Việt Nam trong tương lai.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1994 29. ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG MẢNG BÁM LƯỠI TỚI MỘT SỐ BỆNH RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI 2025-01-09T11:13:20+07:00 Vũ Mạnh Tuấn duchoang.hmu@gmail.com Nguyễn Đức Hoàng duchoang.hmu@gmail.com Võ Nhật Minh duchoang.hmu@gmail.com Bùi Thế Quang duchoang.hmu@gmail.com Trần Đông Bắc duchoang.hmu@gmail.com <p>Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa tình trạng mảng bám lưỡi với các chỉ số bệnh răng miệng trên một nhóm cựu chiến binh cao tuổi tại phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu cắt ngang trên 129 cựu chiến binh cao tuổi được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024. Chỉ số sâu - mất - trám răng (DMFT), chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI-S), chỉ số lợi (GI) và chỉ số mảng bám lưỡi Winkel (WTCI) là các biến số được sử dụng trong nghiên cứu này.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,47 ± 0,78. Giá trị DMFT = 18,97 ± 6,67, GI = 1,91 ± 0,81, OHI-S = 4,36 ± 1,39, WTCI = 8,69 ± 2,71. Tỷ lệ người thuộc phân loại WTCI nặng có giá trị DMFT thuộc nhóm trung bình và cao nhiều gấp 9,857 lần nhóm phân loại WTCI thấp. Tỷ lệ người thuộc phân loại WTCI nặng có giá trị GI thuộc nhóm trung bình và nặng nhiều gấp 5,333 lần nhóm phân loại WTCI nhẹ.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tình trạng mảng bám lưỡi nặng làm gia tăng tình trạng răng sâu - mất - trám cũng như viêm lợi trên bệnh nhân.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1995 30. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA VIÊN NANG “HẠ MỠ NK” TRÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH 2025-01-09T11:21:36+07:00 Phạm Thủy Phương thuyphuongydhctvn@gmail.com Nguyễn Phạm Ngọc Mai thuyphuongydhctvn@gmail.com Trịnh Vũ Lâm thuyphuongydhctvn@gmail.com Hoàng Trọng Quân thuyphuongydhctvn@gmail.com Vũ Minh Hiếu thuyphuongydhctvn@gmail.com <p><strong>Objectives:</strong> Evaluate the effect of improving AI, CRI, AIP and CAVI indexes of “Ha mo NK” capsules on atherosclerosis patients. Compare before and after treatment</p> <p><strong>Subject and methods:</strong> A randomized, controlled clinical trial with pre- and post-treatment comparisons conducted on 60 patients diagnosed with atherosclerosis. The patients were divided into two groups: the study group received “Ha mo NK” capsules (525 mg), 6 capsules/day, taken in two divided doses at 8:00 AM and 15:00 PM. The control group received Atorvastatin 10 mg, 1 capsules/day, taken at 8:00 PM. The treatment duration was 60 days.</p> <p><strong>Results:</strong> “Ha mo NK” capsules were effective in reducing AI index by 26.04%; CRI index by 21.33%; AIP index by 37.93%; CAVI index by 3.13% with statistical significance with p &lt; 0.001 equivalent to the Atorvastatin group: reducing AI index by 26.03%; CRI index by 20.95%; AIP index by 46.15%; 3.91% CAVI index with p &lt; 0.001.</p> <p><strong>Conclusions:</strong> “Ha mo NK” capsule has anti-atherosclerosis effects through AI, CRI, CRI and CAVI indexes equivalent to the Atorvasatin group.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1998 31. MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ HẬU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LƯU HÀNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP TẠI 2 TỈNH CAO BẰNG VÀ BẮC GIANG TRONG 10 NĂM (2014-2023) 2025-01-09T15:31:26+07:00 Trần Quang Trung bsdangquochuy@vmmu.edu.vn Đặng Quốc Huy bsdangquochuy@vmmu.edu.vn Hoàng Anh Tuấn bsdangquochuy@vmmu.edu.vn Đỗ Văn Hùng bsdangquochuy@vmmu.edu.vn Nguyễn Đức Kiên bsdangquochuy@vmmu.edu.vn <p><strong>Mục tiêu: </strong>Phân tích một số yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) liên quan đến sự lưu hành bệnh truyền nhiễm thường gặp tại 2 tỉnh Bắc Giang và Cao Bằng (2014-2023).</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Phân tích số liệu thứ cấp và nghiên cứu tương quan.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Một số bệnh thường gặp tại cả 2 tỉnh là cúm, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, lỵ amip, quai bị và thủy đậu; sốt xuất huyết Dengue và viêm gan virut B tại Bắc Giang; bệnh do <em>Adenovirus</em> tại Cao Bằng. Tại Bắc Giang, tìm thấy mối tương quan thuận, mức độ vừa giữa bệnh tay chân miệng với nhiệt độ và lượng mưa (r = 0,422; p &lt; 0,001); (r = 0,328; p &lt; 0,001); quai bị, tiêu chảy với độ ẩm lần lượt: (r = 0,336; p &lt; 0,001); (r = 0,349; p &lt; 0,001) và mối tương quan nghịch của bệnh thủy đậu với lượng mưa ( r= -0,304; p = 0,001). Tại Cao Bằng, bệnh tiêu chảy và bệnh viêm gan virut B có tương quan thuận, mức độ vừa với nhiệt độ lần lượt: (r = 0,388; p &lt; 0,001); (r = 0,32; p = 0,001) và bệnh thủy đậu tương quan nghịch với độ ẩm (r = -0,323; p = 0,001).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Chỉ ra sự liên quan của một số yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) với một số bệnh thường gặp, sự liên quan này rõ ràng hơn tại Bắc Giang là bệnh tay chân miêng, quai bị, tiêu chảy và thủy đậu; và tại tỉnh Cao Bằng là bệnh thủy đậu.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/1999 32. KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC, BỆNH VIỆN MẮT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT 2025-01-09T15:50:07+07:00 Lê Trung Hiếu letrunghieubvm2018@gmail.com Phan Minh Khoa letrunghieubvm2018@gmail.com Tô Ngọc Lượng letrunghieubvm2018@gmail.com Lê Anh Huy letrunghieubvm2018@gmail.com Mai Thị Lan Hương letrunghieubvm2018@gmail.com Phạm Thị Thủy Tiên letrunghieubvm2018@gmail.com Vũ Thị Xim letrunghieubvm2018@gmail.com Nguyễn Thị Anh letrunghieubvm2018@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Xác định mức độ kiến thức và thái độ của điều dưỡng phòng mổ về việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật và các yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 93 điều dưỡng tại Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Nghiên cứu ghi nhận độ tuổi trung bình của điều dưỡng tham gia nghiên cứu là 38,51 tuổi; phần lớn là điều dưỡng nữ (58,1%); và trình độ đại học chiếm đa số với tỷ lệ 55,9%. Nghiên cứu ghi nhận 54,8% điều dưỡng có kiến thức tốt, điều dưỡng có kiến thức ở mức trung bình chiếm 40,9%. 81,7% điều dưỡng có thái độ tích cực trong việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật. Trình độ học vấn và thời gian công tác có ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ của điều dưỡng về thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu ghi nhận vẫn còn điều dưỡng thiếu kiến thức và thái độ chưa tích cực trong việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật. Cần tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và thái độ của điều dưỡng về việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật, đồng thời tăng cương giám sát đánh giá sự tuân thủ trong việc sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2000 33. THỰC TRẠNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN MUỘN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2024 2025-01-09T16:01:29+07:00 Vũ Văn Đẩu vuvandau@ndun.edu.vn Đinh Thị Thu Hà vuvandau@ndun.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng giấc ngủ ở người bệnh ung thư giai đoạn muộn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 200 người bệnh ung thư giai đoạn muộn đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 3/2024-8/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Thời gian ngủ của người bệnh trung bình là 5,03 ± 1,311 giờ/đêm. Có 38% người bệnh không ngủ được trong vòng 30 phút từ 3 lần/tuần trở lên, 34,5% người bệnh tỉnh dậy từ 3 lần/tuần trở lên do thấy đau; 33,5% người bệnh tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc sáng sớm từ 3 lần/tuần trở lên, 43,5% người bệnh thức dậy lúc nửa đêm hoặc sáng sớm từ 1-2 lần/tuần. 27% người bệnh cảm thấy rất khó ngủ, chỉ có 2% người bệnh cảm thấy không khó ngủ. Đánh giá theo thang đo PSQI có 7,5% người bệnh có chất lượng giấc ngủ tốt tốt, 92,5% có chât lượng giấc ngủ kém.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có một thực trạng đáng lo ngại về chất lượng giấc ngủ ở người bệnh ung thư giai đoạn muộn, cần thiết phải có các can thiệp y tế và chăm</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2001 34. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC LÁ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2024 2025-01-09T16:05:41+07:00 Lê Văn Phước drlinhcm78@gmail.com Huỳnh Ngọc Linh drlinhcm78@gmail.com <p><strong>M</strong><strong>ục ti&ecirc;u:</strong> X&aacute;c định tỷ lệ học sinh trung học phổ th&ocirc;ng c&oacute; kiến thức, thực h&agrave;nh đ&uacute;ng về ph&ograve;ng chống t&aacute;c hại của h&uacute;t thuốc l&aacute; v&agrave; một số yếu tố li&ecirc;n quan tại huyện Xuy&ecirc;n Mộc, tỉnh B&agrave; Rịa - Vũng T&agrave;u.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p:</strong> Nghi&ecirc;n cứu m&ocirc; tả cắt ngang ph&acirc;n t&iacute;ch tr&ecirc;n 800 học sinh từ th&aacute;ng 3/2024-6/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ học sinh c&oacute; kiến thức đ&uacute;ng về ph&ograve;ng chống t&aacute;c hại h&uacute;t thuốc l&aacute; l&agrave; 79,4%, thực h&agrave;nh đ&uacute;ng l&agrave; 78,5%. Học sinh l&agrave; nữ giới, c&oacute; mức học lực tốt hơn c&oacute; tỷ lệ kiến thức đ&uacute;ng với chỉ số OR lần lượt l&agrave; 2,20, 95%CI (1,53-3,18) v&agrave; 1,78, 95%CI (1,25-5,08), thực h&agrave;nh đ&uacute;ng với OR lần lượt l&agrave; 2,27, 95%CI (1,58-3,26) v&agrave; 2,43, 95%CI (1,47-5,26), so với nh&oacute;m học sinh c&ograve;n lại. Ngược lại, học sinh c&oacute; người th&acirc;n h&uacute;t thuốc, &iacute;t tiếp cận với th&ocirc;ng tin về t&aacute;c hại của thuốc l&aacute; c&oacute; kiến thức đ&uacute;ng thấp hơn với OR lần lượt l&agrave; 0,51, 95%CI (0,34-0,72) v&agrave; 0,27, 95%CI (0,16-0,41), thực h&agrave;nh đ&uacute;ng thấp hơn với OR lần lượt l&agrave; 0,53, 95%CI (0,37-0,76) v&agrave; 0,42, 95%CI (0,12-0,73), p đều &lt; 0,001.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ kiến thức đ&uacute;ng, thực h&agrave;nh đ&uacute;ng của học sinh trung học phổ th&ocirc;ng huyện Xuy&ecirc;n Mộc, tỉnh B&agrave; Rịa - Vũng T&agrave;u l&agrave; 79,4% v&agrave; 78,5%. C&aacute;c yếu tố như nữ giới, học lực tốt hơn l&agrave;m tăng kiến thức, thực h&agrave;nh đ&uacute;ng. C&oacute; người th&acirc;n h&uacute;t thuốc, &iacute;t tiếp cận th&ocirc;ng tin l&agrave;m giảm tỷ lệ c&oacute; kiến thức, thực h&agrave;nh đ&uacute;ng.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2002 35. KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH 2025-01-09T16:09:36+07:00 Trần Minh Phước fuonghoang@gmail.com Nguyễn Thị Như Mai fuonghoang@gmail.com Hoàng Thị Phương fuonghoang@gmail.com <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Mô tả kiến thức về chăm sóc răng miệng của phụ nữ mang thai và các yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 119 phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2022.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Về kiến thức chung có 48,7% người có kiến thức tốt, trong đó có 73,1% người có kiến thức tốt về khám răng định kỳ, 71,4% người có kiến thức tốt về các biện pháp phòng bệnh, 60,5% người biết về biểu hiện bệnh, 58,8% người biết về nguyên nhân gây bệnh và 51,3% người biết về cách chải răng. Các yếu tố về nơi sống, trình độ học vấn và tìm hiểu thông tin về các bệnh răng miệng khi mang thai có liên quan chính đến kiến thức của đối tượng nghiên cứu, với p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kiến thức về chăm sóc răng miệng khi mang thai của phụ nữ còn chưa tốt, cần nâng cao vai trò tư vấn của các bác sỹ, điều dưỡng tới phụ nữ về chăm sóc răng miệng khi mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2003 36. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI, GIAI ĐOẠN 2019-2022 2025-01-09T16:14:03+07:00 Phan Văn Tường pvt@huph.edu.vn Lê Thành Lâm pvt@huph.edu.vn <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả kết quả thực hiện quản lý chất lượng theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện tại Bệnh viện Nhân Ái giai đoạn 2019-2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu thứ cấp từ năm 2019-2022 dựa trên các báo cáo chất lượng bệnh viện tại Bệnh viện Nhân Ái.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Kết quả tăng dần theo từng năm: 3,48 điểm (năm 2019), 3,64 điểm (năm 2020), 3,67 điểm (năm 2021) và 3,84 điểm (năm 2022). Năm 2022 tăng 17 tiêu chí so năm 2021 do ảnh hưởng nhiều nhất của dịch bệnh COVID-19, và là năm có số tiêu chí tăng điểm nhiều nhất trong 4 năm. Từ năm 2019-2022, tất cả các phần của bộ tiêu chí đều thực hiện có kết quả từ khá đến tốt, phần hướng đến người bệnh đạt điểm cao nhất, phần hoạt động cải tiến chất lượng tăng mạnh nhất, phần hoạt động chuyên môn tăng thấp nhất.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Từ năm 2019-2022, tất cả các phần của bộ tiêu chí đều thực hiện tương đối tốt. Để tăng cường chất lượng, bệnh viện cần có biện pháp cải thiện các tiêu chí liên quan tới thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật, nghiên cứu, triển khai áp dụng kỹ thuật và phương pháp mới, cũng như thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2005 37. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NHẬP HỌC NĂM HỌC 2021-2022 2025-01-09T16:22:31+07:00 Nguyễn Quang Tâm nquangtam@gmail.com Trịnh Hoàng Hà nquangtam@gmail.com Ngô Thế Ngọc nquangtam@gmail.com Lương Trung Thành nquangtam@gmail.com Nguyễn Tuấn Sơn nquangtam@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng sức khỏe của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Quốc gia Hà Nội, năm học 2021-2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1829 sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội nhập học và khám sức khỏe đầu vào tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ sinh viên có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn chiếm 27,7%; tỷ lệ thừa cân, béo phì là 6,66%. Huyết áp tâm thu trung bình là 114,54 ± 10,72 mmHg, huyết áp tâm trương trung là 71,79 ± 7,21 mmHg. Tỷ lệ lo âu qua thang đo Spielberger là 30,07%. Tình hình mắc bệnh: bệnh mắt (79,12%), răng hàm mặt (17,35%), tai mũi họng (8,39%), hệ vận động (4,93%), huyết áp (3,74%), da liễu (3,19%) và hội chứng dạ dày (2,63%). Tỷ lệ sức khỏe đạt loại rất tốt và tốt khá cao, đạt 86,73%; sức khỏe đạt loại trung bình là 11,1%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Thực trạng sức khỏe của sinh viên năm nhất Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2021-2022 còn tồn tại một số vấn đề liên quan béo phì, lo âu và một số bệnh thường xuyên mắc. Nhà trường và gia đình cùng các em sinh viên cần phối hợp thực hiện chăm sóc, nâng cao sức khỏe thường xuyên cho các em sinh viên.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2006 38. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2023 2025-01-09T16:32:17+07:00 Nguyễn Thị Kim Phượng kimphuong286c12@gmail.com Đặng Thị Thu Hiền kimphuong286c12@gmail.com Phan Thị Thu Hằng kimphuong286c12@gmail.com Nguyễn Thị Thủy kimphuong286c12@gmail.com Trịnh Thị Huyền kimphuong286c12@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát nhận thức về an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Mô tả cắt ngang bằng phiếu khảo sát dựa theo bộ câu hỏi khảo sát an toàn người bệnh của Cơ quan Chất lượng và Nghiên cứu Sức khỏe Hoa Kỳ và theo thang Liker với 661 nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 43,4% nhân viên đánh giá mức độ an toàn người bệnh tại bệnh viện ở mức tốt và rất tốt, 54% ở mức chấp nhận được và chỉ có 2,6% ở mức độ trung bình; điểm trung bình theo thang Liker là 3,47. Trong các thành phần liên quan đến an toàn người bệnh, làm việc theo đội nhóm được đánh giá là tích cực nhất (94,3%) với điểm trung bình 4,2; nhân sự là thành phần được đánh giả thấp nhất (60,1%) với điểm trung bình 3,6.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> An toàn người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023 đạt mức tương đối tốt. Cần quan tâm đến vấn đề nhân sự hơn nữa để bảo đảm tốt an toàn người bệnh.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2007 39. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI ĐƠN THUẦN BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP SIÊU ÂM TRỊ LIỆU 2025-01-09T16:55:17+07:00 Nguyễn Thị Ngọc Châm Laithanhhien@hmu.edu.vn Lại Thanh Hiền Laithanhhien@hmu.edu.vn <p>Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau trong điều trị viêm quanh khớp vai đơn thuần bằng điện châm kết hợp siêu âm điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.</p> <p>Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm quanh khớp vai đơn thuần, được điều trị bằng điện châm kết hợp siêu âm điều trị.</p> <p>Kết quả: Sau 20 ngày điều trị, điểm VAS trung bình giảm từ 5,58 ± 0,94 điểm xuống 1,74 ± 0,62 điểm; điểm SPADI giảm từ 58,44 ± 14,76 điểm trước điều trị xuống còn 21,39 ± 9,18 điểm sau 20 ngày điều trị, giảm 30,05 ± 12,17 điểm. Tổng điểm SPADI giảm từ 51,22 ± 8,47 điểm trước điều trị xuống 16,75 ± 6,39 điểm, giảm 34,47 ± 7,29 điểm. Hầu hết bệnh nhân có hiệu quả điều trị chung ở mức tốt và khá, chiếm lần lượt 44% và 50%. Có sự khác biệt về hiệu quả điều trị chung giữa &nbsp;trước và sau điều trị với p &lt; 0,05.</p> <p>Kết luận: Điện châm kết hợp siêu âm điều trị có hiệu quả giảm đau trong điều trị viêm quanh khớp vai đơn thuần.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2008 40. TÁC DỤNG CẢI THIỆN CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA LASER CÔNG SUẤT CAO KẾT HỢP VIÊN HOÀN ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT 2025-01-09T17:04:40+07:00 Vũ Minh Phụng vuminhphung.25@gmail.com Lê Tiến Đạt vuminhphung.25@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá tác dụng cải thiện chèn ép rễ thần kinh cột sống thắt lưng và chất lượng cuộc sống của phác đồ LASER công suất cao kết hợp viên hoàn Độc hoạt tang ký sinh và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> 60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị và so sánh với nhóm chứng.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Cả 2 nhóm bệnh nhân đều có sự cải thiện chèn ép rễ thần kinh sau nghiên cứu, trong đó nhóm nghiên cứu có xu hướng cải thiện nhiều hơn nhóm chứng. Sau 20 ngày điều trị, chỉ số góc Lasègue trung bình của nhóm nghiên cứu là 61,50 ± 5,89 độ, của nhóm chứng là 55,33 ± 7,06 độ (p &lt; 0,05); số lượng điểm đau Valleix trung bình của nhóm chứng là 0,97 ± 0,61 điểm, của nhóm nghiên cứu là 0,34 ± 0,55 điểm (p &lt; 0,05). Sau 20 ngày điều trị, chỉ số chất lượng cuộc sống QBPDS của nhóm chứng và nhóm điều trị đều cải thiện có ý nghĩa thống kê, trong đó nhóm nghiên cứu có mức cải thiện nhiều hơn (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> LASER công suất cao kết hợp viên hoàn Độc hoạt tang ký sinh và xoa bóp bấm huyệt có tác dụng cải thiện chèn ép rễ thần kinh cột sống thắt lưng và chất lượng cột sống trên bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2009 41. VAI TRÒ CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐỘT QUỴ: TỔNG QUAN LUẬN ĐIỂM 2025-01-09T17:11:02+07:00 Dương Thế Ngọc ngoc.duongthe@phenikaa-uni.edu.vn Lưu Việt Cường ngoc.duongthe@phenikaa-uni.edu.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu tổng quan về vai trò của y học cổ truyền trong phục hồi chức năng sau đột quỵ tại Việt Nam.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu tổng quan luận điểm, tìm kiếm các bài báo khoa học được công bố trên dữ liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ trong vòng 10 năm (2015-2024) tại Việt Nam có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, được thực hiện theo tiêu chuẩn PRISMA-ScR.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Trong 40 bài báo tìm được trên cơ sở dữ liệu, lọc ra được 19 bài báo phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn, trong đó chủ yếu là nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước sau điều trị, có nhóm chứng (n = 18). Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng bài thuốc cổ phương hoặc chế phẩm từ bài thuốc cổ phương (n = 2); các phương pháp không dùng thuốc (n = 12), kết hợp các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (n = 5); đánh giá hiệu quả cải thiện chức năng vận động và sinh hoạt hàng ngày (n = 14), phục hồi chức năng chi trên (n = 5), phục hồi chức năng chi dưới (n = 2), giảm đau (n = 2); 5 nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền đơn thuần.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu của y học cổ truyền trong phục hồi chức năng sau đột quỵ tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua cho thấy: y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ, không chỉ giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng mà còn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh sau đột quỵ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về y học cổ truyền trong phục hồi chức năng sau đột quỵ vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về việc phân tích cơ chế tác dụng cụ thể của các phương pháp điều trị.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2010 42. TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA BÀI THUỐC HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG ĐỐI VỚI ĐAU DO UNG THƯ MỨC ĐỘ VỪA ĐẾN NẶNG 2025-01-09T17:15:00+07:00 Lê Thùy Chi tuan.nguyenduy@phenikaa-uni.edu.vn Nguyễn Trường Nam tuan.nguyenduy@phenikaa-uni.edu.vn Nguyễn Duy Tuân tuan.nguyenduy@phenikaa-uni.edu.vn <p>Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau của bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang trên bệnh nhân đau do ung thư mức độ vừa đến nặng. 4 cơ sở dữ liệu, bao gồm: PubMed, Cochrane Library, CNKI và Wanfang Data, đã được tìm kiếm đến ngày 8/8/2024. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng so sánh Huyết phủ trục ứ thang kết hợp Opioids với Opioids đơn thuần trên bệnh nhân ung thư có cơn đau vừa đến nặng được lựa chọn. Các chỉ số nghiên cứu bao gồm tỷ lệ giảm đau và cường độ đau. Tỷ lệ rủi ro (RR) hoặc hiệu số trung bình chuẩn hóa (SMD) với khoảng tin cậy 95% (CI) đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị. 8 nghiên cứu với 894 bệnh nhân đã được đưa vào phân tích gộp. Nhóm sử dụng kết hợp Huyết phủ trục ứ thang với Opioids có tỷ lệ giảm đau cao hơn (RR = 1,27; 95%CI = 1,17-1,39; p &lt; 0,001) và cường độ đau thấp hơn (SMD = -1,28; 95%CI = -2,13 đến -0,42; p &lt; 0,001). Huyết phủ trục ứ thang kết hợp với Opioids đã cải thiện tình trạng đau ở bệnh nhân ung thư có cơn đau vừa đến nặng so với chỉ sử dụng Opioids đơn thuần.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2014 43. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÒA BÌNH TỈNH HẢI DƯƠNG 2025-01-10T08:42:35+07:00 Vũ Văn Khoa bdkhoavd@gmail.com Hồ Khiêm bskhoavd@gmail.com <p><strong>Mục ti&ecirc;u</strong><strong>: </strong>Đ&aacute;nh gi&aacute; kết quả điều trị g&atilde;y li&ecirc;n mấu chuyển xương đ&ugrave;i người cao tuổi bằng phẫu thuật thay khớp h&aacute;ng tại Bệnh viện Đa khoa H&ograve;a B&igrave;nh, tỉnh Hải Dương từ th&aacute;ng 1/2023 đến th&aacute;ng 8/2024.</p> <p><strong>Đối tượng v&agrave; phương ph&aacute;p:</strong> Nghi&ecirc;n cứu m&ocirc; tả tr&ecirc;n 63 bệnh nh&acirc;n cao tuổi, g&atilde;y li&ecirc;n mấu chuyển xương đ&ugrave;i được phẫu thuật thay khớp h&aacute;ng tại Bệnh viện Đa khoa H&ograve;a B&igrave;nh, tỉnh Hải Dương.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Độ tuổi trung b&igrave;nh của bệnh nh&acirc;n l&agrave; 83,6 &plusmn; 5,7 tuổi; 28 nam, 35 nữ. Khớp h&aacute;ng b&ecirc;n tr&aacute;i bị tổn thương (54%) nhiều hơn khớp h&aacute;ng b&ecirc;n phải (46%). Thời gian nằm viện trung b&igrave;nh l&agrave; 10,97 &plusmn; 1,76 ng&agrave;y. H&igrave;nh th&aacute;i tổn thương loại A2 chiếm đa số (79,4%). Điều trị thay khớp h&aacute;ng b&aacute;n phần chiếm 81%. Đ&aacute;nh gi&aacute; kết quả điều trị theo thang điểm Harris, c&oacute; 81% đạt kết quả rất tốt v&agrave; tốt; 12,7% đạt kết quả kh&aacute;; 6,3% đạt kết quả trung b&igrave;nh; kh&ocirc;ng c&oacute; kết quả xấu. Biến chứng sau mổ chủ yếu l&agrave; đau khớp (9,5%).</p> <p><strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> Thay khớp h&aacute;ng b&aacute;n phần tr&ecirc;n đối tượng người cao tuổi l&agrave; một lựa chọn tốt, gi&uacute;p b&ecirc;nh nh&acirc;n giảm đau tốt, cải thiện được chức năng khớp h&aacute;ng ở người bệnh. Tuy nhi&ecirc;n, cần theo d&otilde;i d&agrave;i hạn để đ&aacute;nh gi&aacute; độ bền của khớp h&aacute;ng nh&acirc;n tạo v&agrave; c&aacute;c biến chứng l&acirc;u d&agrave;i c&oacute; thể xảy ra.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2016 44. GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM PHIGFBP-1 TRONG DỰ ĐOÁN CHUYỂN DẠ ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG 2025-01-10T10:17:33+07:00 Hoàng Phương Thảo huyenlinhpstw@gmail.com Phạm Hải Hà huyenlinhpstw@gmail.com Nguyễn Thị Huyền Linh huyenlinhpstw@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả kết quả xét nghiệm PhIGFBP-1 trong dự đoán chuyển dạ đẻ non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu. Xét nghiệm PhIGFBP-1 cho 158 thai phụ có chẩn đoán dọa đẻ non được nhập viện tại Khoa Sản bệnh lý, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, theo dõi trong vòng 14 ngày và ghi nhận có đẻ non hay không trong 14 ngày.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Có 33/158 thai phụ có tình trạng sinh non, trong đó 21 thai phụ (13,3%) sinh non trong vòng 7 ngày kể từ khi nhập viện, và 12 thai phụ (7,6%) sinh non trong vòng 7-14 ngày tiếp theo.&nbsp;Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính của test PhIGFBP-1 lần lượt là 75,8%, 77,6%, 47,2% và 92,4%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Xét nghiệm xác định sự có mặt của PhIGFBP-1 trong dịch cổ tử cung có giá trị cao trong chẩn đoán các trường hợp mang thai non tháng với những thai phụ có dấu hiệu dọa sinh non. Có thể coi đây là biện pháp sàng lọc nhằm hạn chế, giảm thiểu những can thiệp y tế không cần thiết ở phụ nữ mang thai non tháng.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2017 45. THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TIÊU HÓA TẠI KHOA PHẪU THUẬT TIÊU HÓA, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 2025-01-10T10:25:12+07:00 Đỗ Hòa Bình Tranvannhuongvd@gmail.com Trần Văn Nhường Tranvannhuongvd@gmail.com Phạm Hoàng Hà Tranvannhuongvd@gmail.com Đào Thanh Xuyên Tranvannhuongvd@gmail.com Nguyễn Văn Hiền Tranvannhuongvd@gmail.com Tống Thị Thu Trang Tranvannhuongvd@gmail.com Nguyễn Thị Hòa Tranvannhuongvd@gmail.com Dương Ngọc Hoa Tranvannhuongvd@gmail.com Nguyễn Thị Loan Trang Tranvannhuongvd@gmail.com Nguyễn Phương Thúy Tranvannhuongvd@gmail.com Nguyễn Thị Hoàng Yến Tranvannhuongvd@gmail.com Ngô Thị Linh Tranvannhuongvd@gmail.com Ngô Văn Trị Tranvannhuongvd@gmail.com Nguyễn Đình Căn Tranvannhuongvd@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng lo âu của bệnh nhân trước phẫu thuật tiêu hóa và xác định một số yếu tố có liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 162 người bệnh trước phẫu thuật tại tại Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được đánh giá mức độ lo âu dựa trên thang điểm HADS-A của Zigmond và Snaith. Nghiên cứu từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ người bệnh lo âu trước phẫu thuật chiếm 75,9%. Người bệnh chủ yếu là sợ đau sau phẫu thuật (80,2%), sợ tai biến sau phẫu thuật (75,9%). Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh lo âu trước phẫu thuật liên quan tới tình trạng người bệnh lúc nhập viện, giải thích cho người bệnh trước phẫu thuật khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu cho thấy 75,9% người bệnh lo âu trước phẫu thuật, mức độ lo âu liên quan mật thiết với một số yếu tố tình trạng người bệnh lúc nhập viện, giải thích cho người bệnh trước phẫu thuật.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2020 46. CUỘC CÁCH MẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH 2025-01-14T14:16:56+07:00 Cao Như Quỳnh bsquynh1311@gmail.com <p>Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác khám, chữa bệnh giúp tối ưu hóa một cách tổng thể và toàn diện mang lại các lợi ích lớn cho các cơ sở y tế và người bệnh. Tổng quan về cuộc cách mạng chuyển đổi số y tế dưới đây nhằm làm rõ vị trí, vai trò của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý khám, chữa bệnh của các bệnh viện. Từ đó cũng đặt ra những vấn đề về hạn chế, khó khăn và khuyến nghị, giải pháp trong giai đoạn tới cho các cơ sở y tế.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2021 47. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM PHỔI DO VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP ĐỒNG NHIỄM VI KHUẨN Ở TRẺ EM 2025-01-14T14:21:17+07:00 Lê Thị Hoa hoayhn3004@gmail.com Lê Thị Hồng Hanh hoayhn3004@gmail.com Phùng Thị Bích Thủy hoayhn3004@gmail.com Bùi Thị Huyền hoayhn3004@gmail.com Ngô Thị Loan hoayhn3004@gmail.com Đỗ Thị Sen hoayhn3004@gmail.com Lê Thanh Chương hoayhn3004@gmail.com Vũ Thị Tâm hoayhn3004@gmail.com Nguyễn Thị Vân Anh hoayhn3004@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi do virus hợp bào hô hấp đồng nhiễm vi khuẩn.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả trên 283 trẻ từ 1-24 tháng tuổi bị viêm phổi do virus hợp bào hô hấp, điều trị nội trú tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8/2022 đến tháng 11/2023.</p> <p><strong>Kết quả</strong><strong>: </strong>Tỷ lệ đồng nhiễm vi khuẩn ở trẻ viêm phổi do virus hợp bào hô hấp là 57,2%, trẻ trong độ tuổi 6-11 tháng ở nhóm đồng nhiễm cao hơn (p &lt; 0,05). Trẻ đồng nhiễm có nguy cơ sốt cao hơn gấp 3,66 lần so với trẻ không đồng nhiễm, với tỷ lệ sốt lần lượt là 74,7% và 44,6% (p &lt; 0,05). Trẻ có cả ran rít và ran ẩm cao hơn đáng kể ở nhóm có đồng nhiễm vi khuẩn (p &lt; 0,05). Về các chỉ số cận lâm sàng, nhóm đồng nhiễm có số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính và nồng độ CRP tăng cao hơn đáng kể và có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,01). Đặc biệt, nguy cơ tăng nồng độ CRP (≥ 6 mg/dl) ở nhóm đồng nhiễm cao hơn 4,3 lần so với nhóm không đồng nhiễm (95%CI: 2,6-7,2; p &lt; 0,0001).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Đồng nhiễm vi khuẩn ở trẻ viêm phổi do virus hợp bào hô hấp khá phổ biến. Nhóm trẻ này bị sốt, có cả ran ẩm và ran rít nhiều hơn nhóm không đồng nhiễm, cùng với số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính và CRP tăng cao hơn.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2022 48. KHẢO SÁT THỂ LÂM SÀNG BỆNH TRĨ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN NGHỆ AN NĂM 2022 2025-01-14T14:35:36+07:00 Tống Thị Tam Giang bstongthitamgiang@gmail.com Đặng Hoàng Toàn bstongthitamgiang@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát thể lâm sàng của người bệnh trĩ theo y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An năm 2022.</p> <p><strong>Đối tượng nghiên cứu:</strong> 250 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trĩ đến khám lần đầu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An từ tháng 4/2022 đến tháng 10/2022.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang phân tích, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích cụm trong phân thể lâm sàng theo y học cổ truyền.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Có 2 thể lâm sàng theo y học cổ truyền được thống kê bao gồm: tỳ hư (53,6%) và thấp nhiệt trở trệ (46,4%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố kết hợp phân tích cụm trong phân thể lâm sàng bệnh trĩ theo y học cổ truyền tạo được tính khách quan, từ đó giúp cho quá trình chẩn đoán của thầy thuốc được chính xác hơn.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2024 49. TỶ LỆ BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP TRÊN BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG 2025-01-14T14:42:46+07:00 Phạm Thị Phương hienphuonglinh@yahoo.com Vũ Huy Lượng hienphuonglinh@yahoo.com Đỗ Thị Thu Hiền hienphuonglinh@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ bệnh lý tuyến giáp trên bệnh nhân bạch biến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Mô tả cắt ngang trên 318 bệnh nhân được chẩn đoán bạch biến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 11/2023 đến tháng 6/2024. Các xét nghiệm TSH, FT3, FT4, TRAb, Anti-TPO và siêu âm tuyến giáp được thực hiện để đánh giá tuyến giáp. Khi kết quả xét nghiệm có bất thường, bệnh nhân được gửi khám chuyên khoa nội tiết để chẩn đoán xác định bệnh lý tuyến giáp.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong số 318 bệnh nhân, 36 bệnh nhân (11,3%) có rối loạn chức năng tuyến giáp, trong đó cường giáp (3,4%), suy giáp (7,9%). Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh tuyến giáp kèm theo là 22%, trong đó bệnh tuyến giáp tự miễn chiếm 8,2%, bướu nhân tuyến giáp chiếm 12,9%, ung thư tuyến giáp chiếm 0,9%. Tỷ lệ tăng tự kháng thể TRAb và Anti-TPO lần lượt là 3,1% và 17,3%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kết quả nghiên cứu gợi ý việc sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp nên được khuyến cáo ở các bệnh nhân mắc bệnh bạch biến.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025 http://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/2025 50. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ MẮC VIÊM MÀNG NÃO DO ENTEROVIRUS 2025-01-14T14:47:28+07:00 Đỗ Thiện Hải dothienhai.vn@gmail.com Nguyễn Văn Lâm dothienhai.vn@gmail.com Trần Thị Loan dothienhai.vn@gmail.com Nguyễn Văn Thoại dothienhai.vn@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm màng não do <em>Enterovirus</em>.</p> <p><strong>Đối tượng:</strong> Gồm 297 bệnh nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán viêm màng não do <em>Enterovirus</em>, có xét nghiệm sinh học phân tử xác định sự có mặt của <em>Enterovirus</em> trong dịch não tuỷ, được điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2020.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Hồi cứu mô tả loạt ca bệnh.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ trẻ nam cao hơn nữ (2,3/1), lứa tuổi hay gặp là trên 5 tuổi (73,8%), số ca bệnh tăng cao hơn vào tháng 7-10. Triệu chứng sốt chiếm 89,6%, nôn 88,9%, đau đầu 88,9%, cổ cứng 64,6%. Số lượng tế bào trong dịch não tủy từ 5-500 tế bào/ml chiếm 83,2%, có 9,1% tế bào tăng trên 500 tế bào/ml. Protein và glucose trong dịch não tủy không biến đổi với giá trị trung bình lần lượt là 0,44 ± 0,21 g/l và 3,9 ± 0,6 mmol/l. Tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn không để lại di chứng chiếm 100% tại thời điểm ra viện với thời gian điều trị trung bình là 5,7 ± 1,9 ngày.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Viêm màng não do <em>Enterovirus</em> là bệnh lành tính, bệnh thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Tất cả bệnh nhi đều khỏi không để lại di chứng.</p> 2025-01-24T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2025