KHẢO SÁT KẾT QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI CÀ MAU

Trần Thị Ngọc Hạnh1, Đặng Thị Lạc1, Lý Kim Trang1, Trần Phương Hằng1
1 Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai đã được chứng minh là có lợi trong việc
giảm nhiễm trùng ở phụ nữ có nguy cơ cao (chuyển dạ sau khi vỡ ối), hoặc có nguy cơ thấp (chưa
chuyển dạ và còn màng ối). Một liều duy nhất kháng sinh trước khi rạch da có hiệu quả như nhiều
liều kháng sinh được tiêm trong phẫu thuật và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hơn 50%, giảm thời
gian nằm viện và tiết kiệm chi phí.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 337 bệnh nhân mổ lấy thai sử dụng kháng sinh dự phòng
tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau từ 06/2019 đến 06/2020.
Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận tuổi từ 18 đến 46; 53,2% con so; 53,7% sản phụ không có vết
mổ cũ; 56,7% sản phụ mổ lấy thai từ 37-40 tuần; 67,7% sản phụ mổ lấy thai khi có chuyển dạ;
21,4% sản phụ sử dụng kháng sinh dự phòng liều 2; 14,6% sản phụ chuyển sang kháng sinh điều
trị sau sử dụng kháng sinh dự phòng; 62% nằm viện dưới 5 ngày; 99,4% sản phụ không nhiễm
khuẩn vết mổ. Kết luận: Kháng sinh dự phòng giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ và giảm thời
gian nằm viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, "Hướng dẫn Sử dụng Kháng
sinh" (Ban hành kèm theo Quyết định số
708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 của Bộ trưởng
Bộ Y tế), trang 41, 178, 2015.
2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi, “Kháng sinh dự
phòng trong mổ lấy thai”, Hội nghị giao ban
công tác chỉ đạo tuyến sản nhi 32 tỉnh thành
phía Nam và sinh hoạt khoa học ngày 12 tháng
8 năm 2016, trang 1-12.
3. Đoàn Mai Phương, “Tình hình kháng
kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết
mổ tại Bệnh viện Bạch Mai và một số Bệnh
viện tỉnh phía Bắc”, Tạp chí Y học lâm sàng, số
7, tr. 64 – 69, 2019.
4. Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Minh
Tâm, “Khảo sát kết quả sử dụng kháng sinh dự
phòng trong mổ lấy thai tại khoa Sản Bệnh viện
Quân Y 103”, Tạp chí Y học Quân sự số 6 -
2018.
5. Bratzler DW, Olsen KM et al., Clinical
Practice Guidelines for Antimicrobial
Prophylaxis in Surgery, American Journal of
Health-System Pharmacy 70 (2013) 195 –
283.https://doi.org/10.2146/ajhp120568.
6. Lamont RF, Sobel JD, Current debate on
the use of antibiotic prophylaxis for caesarean
section, BJOG: An International Journal of
Obstetrics & Gynaecology118 (2011) 193-201.
7. Smaill FM, Grivell RM, Antibiotic
prophylaxis versus no prophylaxis for
preventing infection after cesarean section,
Cochrane Database Syst Rev 10(2014)
CD007482.
8. Tita AT, Szychowski JM, Boggess K et
al., C/SOAP Trial Consortium. Adjunctive
azithromycin prophylaxis for Cesarean
delivery. N Engl J Med. 2016;375:1231-1241.
9. Weinstein RA, Boyer KM, Antibiotic
prophylaxis for cesarean delivery - when
broader is better. N Engl J Med.
2016;375:1284-1286.