24. TÁC DỤNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ BẠI NÃO THỂ CO CỨNG BẰNG HÀO CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU

Bùi Anh Tùng1, Trần Thị Phương Linh2, Lại Thanh Hiền1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não thể co cứng bằng hào châm và xoa bóp bấm huyệt kết hợp vận động trị liệu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.


Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhi từ 12-72 tháng tuổi, được chẩn đoán bại não thể co cứng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ (1985), điều trị tại Khoa Nội - Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, không có nhóm đối chứng. Bệnh nhi được chẩn đoán xác định là bại não thể co cứng và được điều trị bằng hào châm, xoa bóp bấm huyệt theo phác đồ của Bộ Y tế kết hợp vận động trị liệu trong 5 tuần.


Kết quả: Sau điều trị, tổng điểm GMFM trung bình tăng từ 50,01 ± 14,05 lên 73,01 ± 17,00, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Có sự cải thiện sự phân bố tổng điểm GMFM sau điều trị so với trước điều trị, sau điều trị điểm GMFM tại tất cả các mốc vận động đều tăng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại tất cả các mốc vận động với p < 0,01. Trong đó, tăng điểm GMFM nhiều nhất ở mốc nằm - lẫy (26,53 điểm), tiếp theo là mốc đi - nhảy với 25,3 điểm, mốc đứng là 23,93 điểm, mốc ngồi là 20,31 điểm và cuối cùng mốc bò - quỳ là 19,67 điểm.


Kết luận: Hào châm và xoa bóp bấm huyệt kết hợp vận động trị liệu có hiệu quả trong cải thiện chức năng vận động theo thang điểm GMFM ở bệnh nhi bại não thể co cứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Rosenbaum P, Paneth N, Leviton A et al. A report: the definition and classification of cerebral palsy April 2006 [published correction appears in Dev Med Child Neurol, 2007 Jun, 49 (6): 480]. Dev Med Child Neurol Suppl. 2007, 109: 8-14
[2] Richards C.L, Malouin F. Cerebral palsy: definition, assessment and rehabilitation. Handb Clin Neurol, 2013, 111: 183-195. doi:10.1016/B978-0-444-52891-9.00018-X
[3] Huser A, Mo M, Hosseinzadeh P. Hip Surveillance in Children with Cerebral Palsy. Orthop Clin North Am, 2018, 49 (2): 181-190.
[4] Colver A, Fairhurst C, Pharoah P.O. Cerebral palsy. Lancet, 2014, 383 (9924): 1240-1249. doi:10.1016/S0140-6736(13)61835-8.
[5] Trần Thị Thu Hà. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não, 2002. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2002.
[6] Đặng Minh Hằng. Nhi khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, 2017: 271.
[7] Himmelmann K, Hagberg G, Uvebrant P. The changing panorama of cerebral palsy in Sweden. X. Prevalence and origin in the birth-year period 1999-2002. Acta Paediatr, 2010, 99 (9): 1337-1343. doi:10.1111/j.1651-2227.2010.01819.x
[8] Dubois J, Alison M, Counsell S.J, Hertz-Pannier L, Hüppi P.S, Benders M.J.N.L. MRI of the Neonatal Brain: A Review of Methodological Challenges and Neuroscientific Advances. J Magn Reson Imaging, 2021, 53 (5): 1318-1343. doi:10.1002/jmri.27192
[9] Zhang C, Xiong G, Wang J et al. A multicenter, randomized controlled trial of massage in children with pediatric cerebral palsy: Efficacy of pediatric massage for children with spastic cerebral palsy. Medicine (Baltimore), 2021, 100 (5): e23469. doi:10.1097/MD.000000000002346
[10] Nguyễn Văn Việt, Trần Quang Đạt. Điện châm. Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nhà xuất bản Y học, 2013: 223.