8. HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP TƯ VẤN ĐỐI VỚI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ TẠI KHOA CẤP CỨU, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2025
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp tư vấn đối với kiến thức, thái độ và kỹ năng xử trí phản vệ của điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2025.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả có so sánh trước - sau can thiệp, thực hiện trên 201 điều dưỡng thông qua bảng hỏi cấu trúc và xử lý số liệu bằng SPSS 20.0.
Kết quả: Trước tư vấn, 65,2% điều dưỡng có kiến thức tốt, 85,6% được đánh giá có thực hành tốt và trên 80% thể hiện thái độ tích cực. Một số nội dung như xác định vị trí tiêm, liều lượng Adrenalin hoặc nhận biết triệu chứng còn hạn chế. Sau tư vấn, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt tăng lên 87,6% (p = 0,005), kỹ năng xử trí đúng tăng từ 78,1% lên 88,6% (p = 0,002), chọn đúng vị trí tiêm tăng từ 76,1% lên 91% (p = 0,001), và thực hành tốt đạt 94% (p = 0,03). Đồng thời, 100% điều dưỡng tự đánh giá đủ tự tin xử trí phản vệ và trên 90% lựa chọn mức “rất đồng ý” với các phát biểu thái độ tích cực.
Kết luận: Can thiệp tư vấn ngắn hạn đã giúp cải thiện toàn diện kiến thức, thái độ và kỹ năng xử trí phản vệ của điều dưỡng, góp phần nâng cao năng lực ứng phó cấp cứu tại bệnh viện tuyến trung ương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phản vệ, điều dưỡng, kiến thức - thái độ - thực hành, cấp cứu, tư vấn can thiệp.
Tài liệu tham khảo
[2] Đoàn Thị Thu Thảo, Phạm Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự. Thực trạng kiến thức, thái độ về dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên điều dưỡng chính quy Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2021. Tạp chí Y học Dự phòng, 2022, 32 (1), 365-371.
[3] González-Pérez R, Poza-Guedes P, Pineda F et al. House Dust Mite Precision Allergy Molecular Diagnosis (PAMD@) in the Th2-prone Atopic Dermatitis Endotype. Life (Basel), 2021, 11 (12), 1418.
[4] Salter S.M, Vale S, Sanfilippo F.M et al. Long-term Effectiveness of Online Anaphylaxis Education for Pharmacists. Am J Pharm Educ, 2014, 78 (7), 136.
[5] Gonzalez-Mancebo E, Gandolfo-Cano M.M, Trujillo-Trujillo M.J et al. Analysis of the effectiveness of training school personnel in the management of food allergy and anaphylaxis. Allergol Immunopathol (Madr), 2019, 47 (1), 60-63.
[6] Dumeier H.K, Richter L.A, Neininger M.P et al. Knowledge of allergies and performance in epinephrine auto-injector use: a controlled intervention in preschool teachers. Eur J Pediatr, 2018, 177 (4), 575-581.
[7] Meyran D, Cassan P, Nemeth M et al. The Ability of First Aid Providers to Recognize Anaphylaxis: A Scoping Review. Cureus, 2023, 15 (7), e41547.
[8] Ibrahim I, Chew B.L, Zaw W.W et al. Knowledge of anaphylaxis among Emergency Department staff. Asia Pac Allergy, 2014, 4 (3), 164-171.