7. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP CÓ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Đức Phúc1, Ngô Văn Thiết1
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ tổn thương thận cấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 59 bệnh nhân ngộ độc cấp có tổn thương thận cấp, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ 1/1/2024 đến 30/6/2024.


Kết quả: Tuổi trung bình 55,3 ± 16,5; nam giới chiếm 81,4%; tiền sử bệnh gan mạn tính (27,1%), tiền sử 2 bệnh trở lên (20,3%), khỏe mạnh (28,8%); nguyên nhân ngộ độc do rượu (50,8%). Hoàn cảnh ngộ độc lạm dụng (50,8%). Lâm sàng bao gồm thiểu niệu (47,5%), tụt huyết áp (44,1%). Cận lâm sàng có tăng lactat (81,4%), toan chuyển hóa (78%). Mức độ tổn thương thận cấp thường gặp giai đoạn 1 (54,2%). Ngộ độc do rượu, thuốc nam, hóa chất bảo vệ thực vật hay gặp tổn thương thận giai đoạn 1 và giai đoạn 2.


Kết luận: Ngộ độc cấp có tổn thương thận cấp thường gặp ở nam giới. Tiền sử bệnh hay gặp là bệnh gan mạn tính, nguyên nhân ngộ độc gặp nhiều nhất là do rượu. Hoàn cảnh ngộ độc gặp nhiều nhất là lạm dụng. Lâm sàng thường có các triệu chứng thiểu niệu, tụt huyết áp. Cận lâm sàng có tăng lactat, toan chuyển hóa. Mức độ tổn thương thận cấp gặp nhiều nhất là giai đoạn 1 và 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Skorecki K. Brenner and Rector’s. The Kidney tenth edition, 2016, 1, pp. 958-1011.
[2] Bùi Hồng Giang, Đặng Thị Xuân. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn biến tổn thương thận cấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 508 (2), tr. 222-225. https://doi.org/10.51298/vmj.v508i2.1635.
[3] Trần Thanh Bình. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị suy thận cấp trong ngộ độc cấp. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2007.
[4] Đặng Thị Xuân. Tiến triển của tổn thương thận cấp ở bệnh nhân ngộ độc cấp tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 500 (2), tr. 41-45. https://doi.org/10.51298/vmj.v500i2.354
[5] Đặng Thị Xuân. Tác nhân ngộ độc và các mối liên quan ở bệnh nhân ngộ độc cấp có tổn thương thận. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2021, 140, tr. 119-126. https://doi.org/10.52852/tcncyh.v140i4.140.
[6] Chang S.T, Wang Y.T, Hou Y.C, Wang I.K, Hong H.H, Weng C.H et al. Acute kidney injury and the risk of mortality in patients with methanol intoxication. BMC Nephrol 2019, 20: 205. https://doi.org/10.1186/s12882-019-1404-0.